Rùng mình 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2013, mức độ ô nhiễm toàn cầu đã tăng lên 8%. Đặc biệt, khoảng 80% các thành phố trên thế giới đang rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí.
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn đang ngày một tồi tệ hơn. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 80% các thành phố lớn trên thế giới đang rơi vào tình trạng ô nhiễm.
Các chất gây ô nhiễm độc hại với sức khỏe con người được tính toán qua tham số PM 2.5 (nồng độ bụi nhỏ hơn 2.5 micromet trong không khí). Chúng được tìm thấy trong bụi than, khói, bụi. PM 2.5 đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể kẹt trong phổ, gây ra các vấn đề về sức khỏe dài lâu như hen suyễn hay phổi mãn tính.
Dựa theo số liệu của PM 2.5, WHO đã đưa ra các địa điểm ô nhiễm không khí nhất trên thế giới để du khách nên lưu ý khi đặt chân tới.
Thành phố Zabol, Iran 217 µg/m3 PM 2.5
Thành phố Zabol, Iran, được đánh giá là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ số ô nhiễm tại đây cũng đạt ngưỡng cao nhất.
Thành phố Gwalior, Ấn Độ 176 µg/m3 PM 2.5
Thành phố Gwalior là một trong những thành phố lịch sử, cách phía nam New Delhi chừng 200 dặm. Đây cũng là thành phố có mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất ở Ấn Độ. Sở dĩ nơi này có độ ô nhiễm không khí cao do có các nhà máy than, lượng xe hơi lớn.
Thành phố Allahabad, Ấn Độ 170 µg/m3 PM 2.5
Thêm một thành phố khác của Ấn Độ - Allahabad cũng có mặt trong danh sách. Thành phố có tổng số dân gần 1 triệu người, nằm gần sông Hằng nên nổi tiếng khô cằn.
Thành phố Riyadh, Ả Rập 156 µg/m3 PM 2.5
Riyadh là thành phố lớn nhất của Ả Rập, cũng đồng thời là nơi ô nhiễm không khí nhất với nhiều thành phần lưu huỳnh dioxit trong không khí, đến từ các hoạt động công nghiệp.
Thành phố Al Jubail, Ả Rập 152 µg/m3 PM 2.5
Thành phố Al Jubail là một thành phố công nghiệp ở vùng Vịnh Ba Tư. Do quá trình công nghiệp hóa qua nhanh kể từ những năm 1970, mức độ ô nhiễm không khí nơi này cũng tăng cao từ năm 1980 trở lại đây.
Thành phố Patna, Ấn Độ, 149 µg/m3 PM 2.5
Patna là thành phố lớn thứ 2 của miền đông Ấn Độ, đồng thời là trung tâm thương mại nông nghiệp lớn. Mức độ ô nhiễm nơi này xuất phát từ giao thông, điện và các ngành công nghiệp khác.
Thành phố Raipur, Ấn Độ 144 µg/m3 PM 2.5
Raipur là thành phố thuộc miền Trung Ấn Độ, đòng thời là nơi có mức độ ô nhiễm đứng thứ 4 ở quốc gia này. Mức độ ô nhiễm xuất phát từ các nhà máy than, nhôm và sản xuất thép.
Thành phố Bamenda, Cameroon 132 µg/m3 PM 2.5
Bamenda là thành phố thuộc vùng núi tây bắc của Cameroon, đồng thời là nơi duy nhất ở châu Phi xuất hiện trong danh sách này. Nguyên nhân ô nhiễm không khí do quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dẫn tới sự xói mòn đất.
Thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc 128 µg/m3 PM 2.5
Thành phố Hình Đài thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, là nơi ô nhiễm không khí nhất của quốc gia này do mức độ ô nhiễm đến từ các nhà máy đốt than.
Thành phố Delhi, Ấn Độ 122 µg/m3 PM 2.5
Thành phố Delhi của Ấn Độ từng đứng vị trí đầu bảng về mức độ ô nhiễm, nhưng nhờ sự sụt giảm của tham số PM 2.5 nên đã ra khỏi Top 10. Theo thống kê, nguyên nhân gây ô nhiễm do các loại xe cơ giới và nhà máy.
Theo Dân trí
TIN LIÊN QUAN |
---|