Sớm hỗ trợ người dân vùng lũ ổn định cuộc sống

(Baonghean.vn) - Sáng 2/12, Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trịnh Đình Dũng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10 và 11/2016. 

Đầu cầu Nghệ An, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ trì. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các sở, ban ngành: Nông nghiệp - PTNT, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Tài chính, Công thương, tài nguyên - Môi trường, Y tế, Truyền thông, Lao động - TBXH, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Nghệ An
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Nghệ An.

Từ giữa tháng 10 đến nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã có 4 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng, trong đó có 2 đợt lũ vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11/2016.

Trong 2 đợt mưa lũ lớn của tháng 10 và 11 vừa qua, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây hậu quả lớn, 65 người chết và mất tích, trên 191 nghìn ngôi nhà ngập nước, 22.151 ha lúa bị ngập, hư hại… Nhiều đoạn đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ… bị ngập kéo dài, gây sạt lở, ách tắc giao thông. Tổng thiệt hại về vật chất ước tính trên 7 nghìn tỷ đồng.

Sau khi xẩy ra lũ lụt, Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả. Đã cấp 4.414 tấn lương thực, 400 nghìn viên Cloramin… Trình Chính phủ hỗ trợ 305 tỷ đồng cho 14 tỉnh bị thiệt hại 2.016 tấn lúa giống, 325 tấn ngô, 58 tấn rau.

Các địa phương bị thiệt hại khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả. Đặc biệt, đã huy động lực lượng vũ trang, thanh niên để tổ chức khắc phục hậu quả về vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sinh hoạt, cung cấp thuốc chữa bệnh…

Đồng chí Đinh Viết Hồng - phó Chủ tích UBND tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến với Chính phủ tại đầu cầu Nghệ An.
Các đồng chí tham gia hội nghị trực tuyến với Chính phủ tại đầu cầu Nghệ An.


Sau 2 đợt mưa lũ lớn, Chính phủ nhận thấy rằng, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, mưa lũ vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, thách thức: Một số bộ phận người dân, chính quyền địa phương còn chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chưa thực hiện nghiêm túc, triệt để công điện của Chính phủ và các cấp, nhất là khi lũ lên nhanh. Nhiều hồ chứa thiếu thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn… việc phối hợp với địa phương và thông tin xã lũ còn hạn chế. Trang thiết bị cứu hộ cứu nạn của các lực lượng chủ lực, đặc biệt là ở các địa phương còn thiếu nhiều. Sự phát triển cơ cở hạ tầng, giao thông, cầu, cống trên các quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt Bắc Nam, các khu kinh tế… làm co hẹp lòng dẫn thoát lũ là một trong những nguyên nhân dẫn đến mực nước lũ lên nhanh.

Đối với Nghệ An, trong 3 tháng 9, 10 và 11, mưa lũ đã làm chết 11 người, bị thương 2 người, 65 nhà bị sập, 17 ngôi nhà bị cuốn trôi, 104 nhà hư hỏng, 8.921 nhà ngập nước; 33.319 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại… Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học, nước sinh hoạt và hạ tầng thiết yếu khác hư hỏng. Ước thiệt hại khoảng 1.364 tỷ đồng. Đến nay, nghệ An đã cơ bản khắc phục hậu quả trước mắt, ổn định đời sống nhân dân.

Phó Thủ tướng Chính Phủ - Trịnh Đình Dũng kết luận, chỉ đạo tại hội nghị
Phó Thủ tướng Chính Phủ - Trịnh Đình Dũng kết luận, chỉ đạo tại hội nghị.

Trước tình hình thiên tai đang có diễn biến phức tạp, cực đoan trong thời gian tới, mưa bão sẽ kết thúc muộn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kết luận, chỉ đạo: Trước mắt, các địa phương tiếp tục huy động các lực lượng khôi phục các công trình thiết yếu, hỗ trợ nhân dân vùng lũ khôi phục nhà cửa, sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, đặc biệt đối với những hộ có người chết, mất tích; đồng thời tập trung phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi.

Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức điều tra vết lũ, nhận dạng lũ; đánh giá ảnh hưởng, tác động tới đời sống, cơ sở hạ tầng vùng hạ du của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong 2 đợt lũ vừa qua, đề xuất trình Chính phủ giải pháp căn cơ đảm bảo phòng, chống lũ an toàn, phù hợp với từng giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du của các hồ chứa để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung các phương án ứng phó với mưa, lũ theo phương châm “4 tại chỗ”… 

Các lực lượng chức năng giúp nhân dân vùng ngập lũ thau dọn, vệ sinh ngay khi nước đang rút.
Các lực lượng chức năng giúp nhân dân vùng ngập lũ thau dọn, vệ sinh ngay khi nước đang rút.

Về lâu dài: Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai và cộng đồng; phổ biến kinh nghiệm phòng chống lũ cho người dân. Sớm có đánh giá thực trạng rừng đầu nguồn, phòng hộ, để có kế hoạch cụ thể cho việc trồng mới, khoanh nuôi rừng. Hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn.

Rà soát, điều chỉnh các quy định, xây dựng các cơ chế  cụ thể và phù hợp giữa chính quyền và địa phương với các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong quá trình vận hành điều tiết xã lũ; có chế tài xử lý đối với các chủ hồ không tuân thủ quy trình vận hành xả lũ, không trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du. Triển khai các giải pháp ưu tiên nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu. Các địa phương chủ động xây dựng lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn; bố trí, sắp xếp lại khu dân cư, đảm bảo yêu cầu về an toàn cho người dân.

Xuân Hoàng

tin mới

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.