Sông Lam cạn, nhiều địa phương 'khát' nước sản xuất vụ xuân

Ngọc Phương - Hữu Thịnh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hiện nay, nhiều địa phương dọc sông Lam không gieo cấy được vì thiếu nước; kéo theo đó nhiều diện tích ruộng vẫn chưa có nước để sản xuất vụ xuân.

* Tại huyện Đô Lương, mặc dù các xã trên địa bàn đã và đang khép kín diện tích lúa vụ xuân, nhưng xã Trung Sơn mới chỉ gieo cấy được 70 ha, số diện tích còn lại 150 ha chưa thể gieo cấy vì thiếu nước.

Nhiều diện tích lúa ở xã Trung Sơn (Đô Lương) đang chờ có nước để gieo cấy. Ảnh: Ngọc Phương
Nhiều diện tích lúa ở xã Trung Sơn (Đô Lương) đang chờ có nước để gieo cấy. Ảnh: Ngọc Phương

Trên cánh đồng thuộc xóm 1, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, nhiều thửa ruộng chưa được gieo cấy lúa, bởi không có nước. Bà Lê Thị Nhật cũng như nhiều hộ gia đình khác ra ruộng từ lúc sáng sớm để chờ nước về nhưng vẫn không có. Bà rất sốt ruột bởi giống đã ngâm ủ, đến lúc phải gieo.

“Tôi và nhiều hộ khác ra đây từ lúc 4 giờ sáng để chờ có nước vào ruộng. Lúa đã ngâm ủ mộng tốt lên rồi mà không có nước để gieo…”- bà Nhật cho biết.

Trạm bơm hoạt động rất khó khăn do nguồn nước ở xa trạm bơm. Ảnh: Ngọc Phương

Trạm bơm hoạt động rất khó khăn do nguồn nước ở xa trạm bơm. Ảnh: Ngọc Phương

Không chỉ ruộng của hộ bà Lê Thị Nhật, mà toàn xã Trung Sơn có rất nhiều hộ gia đình khác nước chưa về đến chân ruộng. Theo số liệu của UBND xã, đến thời điểm sáng ngày 30/1, toàn xã đang có 150 ha thiếu nước sản xuất vụ xuân.

Nguyên nhân của việc thiếu nước sản xuất là do trạm bơm chính số 1 của xã hoạt động chỉ được 1/4 công suất. Việc chỉ hoạt động được 1/4 công suất là do thiếu nguồn nước từ Sông Lam chảy về trạm bơm.

Hàng trăm người dân được huy động để nạo vét bùn đất tạo dòng nước chảy về trạm bơm. Ảnh: Ngọc Phương

Hàng trăm người dân được huy động để nạo vét bùn đất tạo dòng nước chảy về trạm bơm. Ảnh: Ngọc Phương

10 năm trước đây, trạm bơm gần dòng Sông Lam vẫn duy trì hoạt động tốt với công suất 480m3/giờ. Tuy nhiên, do dòng sông Lam thay đổi dòng chảy, 4 vòi hút nước của trạm bơm hiện đã cách bờ 150m. Mỗi lần đến vụ sản xuất, xã phải huy động hàng trăm người cùng phương tiện máy hút bùn để tạo dòng chảy dẫn nước về trạm bơm.

Vụ xuân 2023 này, để có nước sản xuất, xã đã huy động trên 200 người lao động 2 ngày liên tục để vét mương dẫn nước, nhưng khó khăn lắm mới đủ lượng nước để bơm được 1 máy bơm, 3 máy bơm còn lại không hoạt động.

Vừa nạo vét, vừa dùng bơm chuyền mới có thể dẫn nước về trạm bơm. Ảnh: Đô Lương

Vừa nạo vét, vừa dùng bơm chuyền mới có thể dẫn nước về trạm bơm. Ảnh: Đô Lương

Ông Đoàn Văn Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Sơn (Đô Lương) cho biết: Trước thực trạng này, chúng tôi rất mong muốn được cấp trên cho thực hiện dự án cải tạo để trạm bơm hoạt động tốt. Chứ cứ đến mùa vụ phải huy động nhân dân ra quân nạo vét tạo dòng chảy dẫn nước rất cơ cực.

Nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống, việc thiếu nước sản xuất đang là vấn đề bà con nông dân xã Trung Sơn quan tâm nhất hiện nay. Do vậy, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống bơm nước cho diện tích lúa trên địa bàn xã đang được lãnh đạo địa phương và nhân dân mong muốn sớm được triển khai thực hiện.

* Tương tự, tại huyện Thanh Chương, do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, lượng mưa ít, nước trên sông Lam bị cạn kiệt, nhiều máy bơm không thể hoạt động được. Công ty TNHH Thủy lợi Thanh Chương đã chỉ đạo các trạm bơm túc trực 24/24h và bằng các biện pháp thiết thực như nạo vét bể hút để cấp nước nhằm đáp ứng đủ nước cho người dân sản xuất.

Trạm bơm ở xã Đồng Văn không có đủ nước để hút. Ảnh: Hữu Thịnh
Trạm bơm ở xã Đồng Văn không có đủ nước để hút. Ảnh: Hữu Thịnh

Ông Nguyễn Phương Lợi - Trạm trưởng Trạm bơm xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương nói: Hiện nay, mực nước sông Lam bị cạn, 5 máy chỉ hoạt động được 1 máy nên chúng tôi phải túc trực 24/24h để khi có nước là bơm ngay cho nhân dân sản xuất.

Thực tế cho thấy, hiện nay hầu như các trạm bơm nằm trên sông Lam đều không có nước để bơm phục vụ sản xuất vụ xuân như trạm bơm Rạng, trạm bơm Đồng Văn, trạm bơm Rú Nguộc,… Những xã có diện tích chờ nước nhiều nhất là Cát Văn, Phong Thịnh, Đại Đồng, Thanh Đồng, Đồng Văn, Thanh Ngọc… Hiện các địa phương này đang chờ trời đợi nước hoặc các nhà máy Thủy điện xả nước để sản xuất vụ xuân.

Xã Thanh Hà huy động người dân đào đất, khơi dòng chảy lấy nước sản xuất. Ảnh: CTV

Xã Thanh Hà huy động người dân đào đất, khơi dòng chảy lấy nước sản xuất. Ảnh: CTV

Ông Đặng Hữu Biền - Chủ tịch UBND xã Thanh Hà cho biết: Sông Lam cạn không đủ nước bơm tưới 45 ha lúa, máy không xuống được nên bà con phải đào, khơi nhặt từng viên đá để có độ sâu, tạo dòng chảy vào ống hút. Nhưng việc lấy nước cũng đang gặp nhiều khó khăn...

Theo đề án, vụ xuân 2023 toàn huyện Thanh Chương phấn đấu gieo trồng đạt 14.800 ha cây ngắn ngày, sản lượng lương thực đạt 73.200 tấn, trong đó có 8.600 ha lúa. Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất vụ xuân hiện nay là mực nước sông Lam cạn kiệt nên các trạm bơm trên sông Lam không thể bơm được nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Để giúp nhân dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như đảm bảo diện tích và sản lượng, UBND huyện Thanh Chương đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các công ty Thủy điện trên địa bàn tỉnh xả nước để nhân dân có nước sản xuất./.

tin mới

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.