Sự kiện “nóng” của thế giới 24h qua

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -Cháy bệnh viện Hàn Quốc, ít nhất 41 người chết; Putin thị sát oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga bay thử nghiệm; Hàn Quốc và Mỹ sẽ nối lại các cuộc tập trận chung sau Olympic;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Cháy bệnh viện Hàn Quốc, ít nhất 41 người chết

Cảnh sát Hàn Quốc nỗ lực dập tắt đám cháy tại bệnh viện Sejong. Ảnh: DW.
Cảnh sát Hàn Quốc nỗ lực dập tắt đám cháy tại bệnh viện Sejong. Ảnh: DW.

Hỏa hoạn bùng phát tại một bệnh viện ở thành phố Miryang, đông nam Hàn Quốc sáng 26/1 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 41 người. Số nạn nhân có thể còn tăng.

Tổng thống Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận tình hình và tìm cách khắc phục hậu quả.  Theo hãng tin Yonhap, ngọn lửa được cho là bùng phát từ phòng cấp cứu của bệnh viện Sejong - nơi hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi.

2. Putin thị sát oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga bay thử nghiệm

Một chiếc Tu-160 đang hạ cánh. Ảnh: Sputnik.
Một chiếc Tu-160 đang hạ cánh. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây thị sát chuyến bay thử nghiệm của dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160M2 hiện đại nhất của không quân nước này, RT ngày 25/1 đưa tin.

Sau khi chứng kiến màn trình diễn của Tu-160M2 , ông Putin cho rằng với nền kinh tế hiện nay, Nga có thể sử dụng phiên bản chở khách dân dụng của dòng máy bay siêu thanh "Thiên nga trắng" này để phục vụ mục đích thương mại.

3. Hàn Quốc và Mỹ sẽ nối lại các cuộc tập trận chung sau Olympic

Quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận chung ngày 20/8/2017. Ảnh: Alwaght.
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận chung ngày 20/8/2017. Ảnh: Alwaght.
Ngày 26/1, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định các cuộc tập trận quân sự giữa nước này và Mỹ sẽ nối lại sau Olympic và Paralympic mùa Đông PyeongChang 2018.

Trả lời báo giới, người phát ngôn bộ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo nêu rõ hiện chưa thể công bố thời gian và quy mô của các cuộc tập trận chung, song sẽ được tiến hành sau khi kết thúc Olympic. Ông Choi Huyn-soo cũng cũng khẳng định các cuộc tập trận năm nay tương tự như năm trước. Tuy nhiên, một quan chức khác của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết quy mô các cuộc tập trận chung vẫn chưa được quyết định. 

4. Đặc phái viên Trung Quốc lộ lý do chưa sang Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên có nhiều diễn biến tích cực trong thời gian gần đây. Ảnh: Reuters
Bán đảo Triều Tiên có nhiều diễn biến tích cực trong thời gian gần đây. Ảnh: Reuters
Đặc phái viên của Trung Quốc về Triều Tiên, hôm nay (26/1), cho biết có rất nhiều lý do "phức tạp" khiến ông chưa sang thăm quốc gia láng giềng.

"Lý do tôi chưa tới Triều Tiên kể từ khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề bán đảo Triều Tiên là rất phức tạp", Reuters dẫn lời ông Kong nói với các phóng viên. "Nhưng dù tôi có sang Triều Tiên hay không thì lập trường kiên định của chúng tôi về việc đóng góp duy trì hòa bình và ổn định và tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo là không thay đổi. Công việc hòa giải ngoại giao chủ động của chúng tôi cũng chưa ngừng nghỉ một phút nào".

5. Kim Jong Un thưởng lớn cho vận động viên có huy chương

Vận động viên Triều Tiên.  Ảnh: AP
Vận động viên Triều Tiên. Ảnh: AP
Các vận động viên Triều Tiên được cho là sẽ được thưởng một ngôi nhà và một chiếc xe Mercedes nếu giành huy chương ở Thế vận hội Mùa đông sắp diễn ra tại Hàn Quốc.
DailyMail dẫn lời một cựu vận động viên Triều Tiên nói, bất cứ vận động viên nào giành huy chương, bất kể vàng, bạc hay đồng, đều được vinh danh là Anh dùng dân tộc và Anh hùng Lao động. Ngoài ra, những người này sẽ có cơ hội được việc làm như ý sau khi ngừng chơi thể thao. 
6. Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận khả năng mở rộng chiến dịch 'Nhành Ôliu' tại Syria
Binh sỹ và xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến vào khu vực Afrin, miền Bắc Syria1. Nguồn: THX/TTXVN
Binh sỹ và xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến vào khu vực Afrin, miền Bắc Syria1. Nguồn: THX/TTXVN
Ngày 26/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này có kế hoạch mở rộng chiến dịch quân sự "Nhành Ôliu" tại vùng Afrin theo hướng Đông, sang các thành phố khác ở miền Bắc Syria, tới khu vực biên giới với Iraq nhằm đánh bật lực lượng các tay súng người Kurd tại quốc gia này.

Phát biểu tại Ankara, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục các chiến dịch cho tới khi quét sạch các tay súng người Kurd ra khỏi các khu vực dọc theo chiều dài biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
7. Nga cáo buộc Mỹ phá hoại tiến trình hòa bình tại Syria
Toàn cảnh vòng hòa đàm về Syria ở Vienna, Áo ngày 25/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh vòng hòa đàm về Syria ở Vienna, Áo ngày 25/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Nga về hòa giải cho Syria ngày 26/1 cho biết quân đội Syria đã phát hiện các phần tử khủng bố ở Syria sở hữu thiết bị vô tuyến điện tử chế tạo tại các nước phương Tây.
Trung tâm Nga về hòa giải cho Syria được Bộ Quốc phòng Nga thành lập để giám sát việc thực hiện các thỏa thuận giữa Chính phủ Syria và các nhóm đối lập.
Tuyên bố của Nga cho biết sau khi tiêu diệt năm phần tử khủng bố tại khu vực al-Tanf của Syria hiện do phía Mỹ kiểm soát bất hợp pháp, quân đội Syria đã phát hiện một thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại được chế tạo tại phương Tây.
8. Bức ảnh chưa từng công bố về ông Obama gây xôn xao
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp với nhân vật chính trị gây tranh cãi Louis Farrakhan (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Askia Muhammad
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp với nhân vật chính trị gây tranh cãi Louis Farrakhan (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Askia Muhammad
Sau 13 năm giữ kín, một nhà báo mới đây đã quyết định công bố bức ảnh bị coi là có thể gây ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông Barack Obama nếu để lọt ra sớm hơn nữa. Bức ảnh chụp ông Obama với một nhân vật chính trị gây tranh cãi tại Mỹ trước khi ông Obama trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.