Súng máy Gatling: “Kẻ ăn thịt người” thầm lặng

Theo Tuấn Anh (kienthuc.net.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hiệu quả của súng máy nòng xoay Gatling trên chiến trường khi nó mới xuất hiện đáng sợ tới mức người ta phải đặt tên cho nó là "kẻ ăn thịt người".
Bắn thử khẩu súng máy Gatling đã hơn 100 tuổi. 
Năm 1718, khi cả thế giới phần lớn còn đang dùng súng hỏa mai hay các loại súng tương tự thì James Puckle đã giới thiệu một loại súng có hình thù kỳ lạ. Khẩu súng của Puckle là một loại súng một nòng mới mẻ được nạp đạn bằng tay phía đuôi nòng đi kèm cả một hộp tiếp đạn xoay chín ống. Người bắn có thể xoay hộp tiếp đạn bằng tay cầm để lần lượt nạp đạn và bắn từng ống một cách liên tục.
Mặc dù khẩu súng của Puckl bắn khá tốt trong một lần bắn thử nghiệm vào năm 1722, người lính đã bắn được tới 63 viên đạn trong 7 phút, một con số không tưởng lúc bấy giờ nhưng nó lại bị đánh giá là không thiết thực và cũng không đạt được thành công thương mại nào. Dù vậy khẩu súng của Puckl vẫn có thể coi là ông tổ của các loại súng máy ngày nay.
Hàng súng và tràng đạn
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào Thế kỷ 19 đã mang lại ba cuộc cách mạng công nghệ mà cuối cùng khiến cho súng ống "tự động" trở nên khả thi hơn so với thời của Puckl bao gồm: Điểm hỏa hạt lửa, đạn liền khối và nạp đạn đuôi nòng.
Các phát minh này đã từng bước giúp người bắn có thể bắn một khẩu súng nhanh chóng và đều đặn. Ví dụ, vào năm 1857, Jame Lillie đã giới thiệu một khẩu súng 12 nòng, mỗi nòng có một hộp tiếp đạn kiểu ổ xoay nhiều buồng, xoay tay nắp ở đằng sau.
Các mẫu súng khác bắt đầu xuất hiện trong cuộc Nội chiến Mỹ, trong đó có khẩu súng 25 nòng xếp trên giá nằm ngang Billinghurst-Requa và khẩu "Cối xay Cà phê" Ager. Ager là khẩu súng một nòng, sử dụng đạn được nắp sẵn vào một chiếc phễu, tận dụng trọng lực để viên đạn nạp xuống ổ đạn.
Súng máy Gatling: “Kẻ ăn thịt người” thầm lặng ảnh 1
Cấu tạo của những khẩu súng máy đời đầu luôn xoay quanh kiểu cơ cấu nòng xoay cồng kềnh, phức tạp nhưng hiệu quả. Nguồn ảnh: Thought
Khẩu súng máy Bontigny Mitrailleuse được phát minh bởi một người Bỉ có vai trò quan trọng hơn cả, nó được quân đội Pháp đưa vào sử dụng năm 1870 như khẩu súng máy chính thức đầu tiên trong biên chế quân đội Pháp.
Khẩu súng này có tối thiểu 37 nòng, được nạp đạn bằng một tấm thép giữ 37 viên đạn và đạn được bắn bởi một hộp khóa nòng riêng biệt có 37 kim hỏa. Quay tay cầm của khẩu súng sẽ khiến lần lượt từng viên đạn được bắn ra, với tốc độ bắn thực tế khoảng 150 viên/phút.
Hệ thống này hoạt động khá tốt nhưng người Pháp đã sử dụng nó với chiến thuật sai lầm khi sử dụng khẩu súng máy này như hỏa lực pháo binh và... đấu lại với pháo của Phổ. Kết quả tất nhiên là những khẩu pháo thực thụ đã đập tan nát các khẩu súng máy của Pháp.
Mức độ sát thương mới
Do đó mà danh hiệu súng máy thao tác bằng tay đầu tiên hiệu quả thực sự đã được trao cho khẩu súng máy Gatling khét tiếng của Richard Jordan Gatling. Ông đã bắt đầu phát triển nó từ năm 1861 và hoàn thiện vào năm 1864. Khẩu Gatling sử dụng nhiều nòng (khoảng 10 nòng), mỗi nòng có một buồng đạn riêng, các nòng được xếp vòng tròn xoay quanh một trục ở giữa.
Khi người bắn quay phần quay tay ở bên sườn súng, nòng súng sẽ xoay theo. Khi xoay đến vị trí trên cùng, mỗi nòng sẽ được nạp một viên đạn có hạt lửa ở chính giữa từ một hộp tiếp đạn có hình trụ 240 viên, sau đó đạn sẽ được bắn ra khi nòng súng xoay xuống vị trí dưới cùng (6 giờ).
Quãng đường xoay 180 độ tiếp theo, vỏ đạn sẽ được đẩy ra ngoài và buồng đạn sẽ sẵn sàng để tiếp nhận một viên đạn mới. Tất cả những gì người bắn cần làm để khẩu súng bắn ra liên tục là quay tay quay.
Súng máy Gatling: “Kẻ ăn thịt người” thầm lặng ảnh 2
Cận cảnh nòng của súng máy Gatling - khẩu súng máy đã thay đổi bộ mặt chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Pinteres
Súng Gatling đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng năm 1866 với hai cỡ nòng là 12,7 mm và 25,4 mm. Sau này nó được bán ra trên khắp thế giới với nhiều loại nòng và mẫu mã khác nhau. Khẩu súng này mang tính đột phá về nhiều mặt. Nó có thể giữ được tốc độ bắn khoảng 400 viên/phút và việc bố trí nhiều nòng đã kiểm soát được vấn đề nòng súng quá nóng sau khi bắn được một thời gian ở các mẫu súng máy trước đó.
Khẩu súng này đáng tin cậy, ít khi kẹt đạn và quan trọng hơn thế, nó cũng đã chứng minh được khả năng của mình trên nhiều chiến trường và trong nhiều cuộc xung đột khác nhau, từ những cuộc chiến tranh thuộc địa của Anh ở châu Phi, cho tới các cuộc xung đột của Nga ở Trung Á.
Ở trận đánh đồi San Juan trong chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ (1898), ba khẩu Gatling đã bắn ra 18.000 viên đạn chỉ trong 3,5 phút vào các vụ trí của quân Tây Ban Nha. Khi đối mặt với các đối thủ không được trang bị loại vũ khí tương tự, sức công phá của khẩu Gatling này là cực kỳ nguy hiểm.
Súng máy Gatling: “Kẻ ăn thịt người” thầm lặng ảnh 3
Hình ảnh súng máy Maxim, kẻ xoán ngôi Gatling trên chiến trường hiện đại, Maxim giữ vị trí độc tôn của mình từ tận đầu thế kỷ 19 cho tới hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest
Tuy nhiên sau cùng khẩu Gatling cũng nhanh chóng lỗi thời vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19 bởi một khẩu súng máy thực thụ (tức là tự nạp đạn mà chỉ cần 1 nòng) đầu tiên mang tên Maxim. Mặc dù vậy, nguyên lý của súng máy nòng xoay vẫn tồn tại tới tận ngày nay trong các loại vũ khí chạy bằng điện như Gatling gun của mỹ cho đến pháo tự động AK-630 của Liên Xô.
Về căn bản, khẩu Gatling đã chứng tỏ được nguyên lý và tính hiệu quả của các loại súng tự động, qua đó tăng được độ sát thương trên chiến trường.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.