(Baonghean.vn) - Thực tế ở nước ta, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cứ mong “cán mốc”, đến tuổi là vui vẻ về nghỉ theo chế độ. Nhưng cũng có một bộ phận cứ muốn mình trẻ mãi, họ “sẵn sàng cống hiến” cho đến khi cận kề “về với tổ tiên”.
Theo Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ 15/8/2022, 4 nhóm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm.
(Baonghean.vn) - Thông tin đến cử tri thị xã Cửa Lò, đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An khẳng định, việc quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu góp phần tránh tình trạng tư duy cuối nhiệm kỳ, tư tưởng “cuối mùa”, về hưu là “hạ cánh an toàn”.
(Baonghean.vn) - Xung quanh vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 (theo điều luật hiện hành) lên 60 và nam từ 60 (theo điều luật hiện hành) lên 62, đa phần ý kiến đóng góp từ các đại biểu tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đều không đồng tình.
(Baonghean.vn) - Trong buổi tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh với công nhân lao động tại 4 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đa phần người lao động đều không đồng tình với nội dung tăng tuổi nghỉ hưu trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
(Baonghean.vn) - Cử tri thị xã Cửa Lò bày tỏ đồng tình với với chủ trương của Quốc hội về sửa đổi Luật Lao động phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phân loại đối tượng áp dụng phù hợp điều kiện làm việc.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là người già “tranh chấp” chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây chính là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta đang chuyển gánh nặng cho thế hệ sau.
Sau khi Trung ương có Nghị quyết 28-NQ/TW hồi đầu năm, trong đó có định hướng tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo hướng đề xuất nữ tăng tuổi nghỉ hưu nhanh hơn nam. Dự luật cũng đưa ra những thay đổi về tiền lương, giờ làm thêm, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp (ngoài tổ chức Công đoàn)...
Thay vì mất 8 năm mới tăng được tuổi nghỉ hưu của nam từ 60 lên 62, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến rút ngắn lộ trình tăng xuống còn 4 năm.
Ông Phạm Minh Huân - thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH xác nhận đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lại được nêu ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động và dự kiến năm 2017 trình Quốc hội.
(Baonghean) - Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức, viên chức nhà nước đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trong dự thảo sửa đổi Luật Lao động trình Chính phủ năm 2017 với nhiều dư luận trái chiều. Vậy nếu tăng tuổi hưu có phải là giải quyết vấn đề một cách căn cơ, hay sẽ đem lại những hệ quả không tốt nào cho xã hội?