Tên lửa Triều Tiên có thể chạm tới những nước nào?

Các vụ thử vũ khí Triều Tiên đã khuấy đảo dư luận thế giới trong những ngày qua. Vậy tên lửa các loại của Triều Tiên có thể bắn được tới những quốc gia nào?

Ngày 4/7, Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên – một trong nhiều vụ thử trong năm 2017 làm dấy lên lo ngại chiến tranh sẽ bùng nổ.

Song song với hoạt động thử nghiệm vũ khí, Triều Tiên liên tục đưa ra những tuyên bố mạnh bạo, đặc biệt nhằm vào Mỹ, gây ra cuộc khẩu chiến triền miên giữa hai nước.

Tình hình Triều Tiên,vũ khí Triều Tiên,tên lửa Triều Tiên
Triều Tiên tăng tốc phát triển tên lửa kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền. Ảnh: Express

Báo Express liệt kê các loại tên lửa của Triều Tiên và tầm bắn của chúng:

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (Scud)

Triều Tiên hiện có một kho gồm rất nhiều tên lửa Scud – loại vũ khí có nguồn gốc phát triển từ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nước này lúc đầu mua tên lửa từ Ai Cập vào năm 1980, sử dụng chúng làm nền tảng để tự chế tạo ra các thế hệ tên lửa như Hwasong-5, Hwasong-6, Hwasong-7 và Hwasong-9.

Các tên lửa tầm ngắn thuộc loại đáng tin cậy nhất và được tin luôn sẵn sàng cho tấn công sau khi được thử nghiệm tới 50 lần. Chúng có thể đạt khoảng cách 1.000km, đặt cả Hàn Quốc và Osaka, thành phố lớn thứ 2 của Nhật Bản, vào tầm bắn.

Tên lửa tầm trung

Các tên lửa tầm trung cũng được Triều Tiên thử nghiệm tốt, với chỉ 2 trong số 9 lần phóng thất bại. Chúng có thể bay xa gần 2.000km, đặt toàn bộ Nhật Bản, Hàn Quốc cùng nhiều khu vực thuộc Mông Cổ, Trung Quốc và Nga vào vòng tấn công.

Đầu năm nay, giới phân tích Hàn Quốc cảnh báo Bình Nhưỡng đã đạt tới kỹ thuật lắp một đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm trung, đặt Nhật Bản và Hàn Quốc vào nguy cơ bị hủy diệt bằng hạt nhân.

Tên lửa tàu ngầm

Chính quyền ông Kim Jong Un tuyên bố có thể bắn tên lửa từ tàu ngầm. Tuy nhiên, các kết quả có vẻ không đáng tin cậy bởi Triều Tiên vẫn tiếp tục điều chỉnh và phát triển công nghệ này.

Một nửa số tên lửa được thử nghiệm thành công dưới thời ông Kim Jong Un, và giới phân tích tin chúng khó có thể được triển khai. Tuy vậy, các chuyên gia an ninh cũng khó mà đoán định được như với các vụ phóng từ trên bộ.

Tầm bắn của các tên lửa tàu ngầm được nhận định vào khoảng 12.000km, với tầm hoạt động 2.800km trên tàu ngầm lớp Sinpo của Triều Tiên, tạo ra mối đe dọa lớn ở Thái Bình Dương.

Tên lửa đạn đạo tầm trung

Các tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên gây lo ngại vì chúng hiệu quả hơn. Chỉ 3 vụ phóng thành công dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong Un nhưng 2 vụ gần đây nhất đều khiến thế giới lo ngại.

Các vụ thử thứ 5 và 6 bay qua bầu trời Nhật Bản, khiến dân chúng nước này sợ hãi. Cả hai tên lửa đều bay qua Hokkaido và rơi xuống biển nhưng các chuyên gia tin rằng vụ thử sau cùng có thể chứng tỏ tên lửa sẵn sàng hoạt động.

Tầm bắn tối đa của các tên lửa tầm trung Triều Tiên được tin vào khoảng 4.500km, đặt đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương vào nguy hiểm.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)

Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử thành công đối với Hwasong-14 trong năm 2017. Thực tế này khiến thế giới lo ngại sau khi ông Kim Jong Un dọa sẽ xóa sổ Mỹ khỏi trái đất.

Vụ thử ICBM đầu tiên của Triều Tiên đặt lục địa Mỹ vào tầm bắn. Ảnh: Express
Vụ thử ICBM đầu tiên của Triều Tiên đặt lục địa Mỹ vào tầm bắn. Ảnh: Express

Vụ thử đầu tiên khiến các chuyên gia tin Hwasong-14 có tầm bắn 8.500km vì nó bay vào tầng bình lưu và rơi xuống đại dương.

Lần đầu tiên, vụ phóng đặt lục địa Mỹ vào tầm bắn, cùng với toàn bộ châu Á, Australia và Trung Đông. Ở châu Âu, Scotland và Bắc England cũng như Đức và tất cả các quốc gia phía đông nước này cũng nằm trong rủi ro.

Nhưng vụ phóng gần đây nhất có tầm bắn ước tính cao hơn, 10.000km. Khoảng cách này đặt Los Angeles vào phạm vi tấn công, và gần như toàn bộ châu Âu – bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Anh.

Giới chuyên gia tin rằng, Triều Tiên chưa thể có cách giữ cho tên lửa còn nguyên vẹn, cũng chưa đạt khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vừa lên ICBM. Tuy nhiên, họ tin Triều Tiên sẽ sớm phát triển được kỹ thuật này.

Một số dự đoán Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa hạt nhân vào phương Tây trong chưa đầy 1 năm nữa. Chính quyền Kim Jong Un cũng được cho là sẽ thực hiện một cuộc chiến trên không, gây ra những thảm họa tàn khốc.

Nếu công nghệ thành công thì nơi duy nhất nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Triều Tiên là Nam Mỹ, với Argentina và Falkland là một trong số những nơi an toàn nhất hành tinh.

Tuy nhiên, công nghệ này của Triều Tiên hiện nay mới chỉ ở mức sơ đẳng.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.