Thách thức chờ đón tân Tổng thống Philippines

(Baonghean) - Đúng như dự đoán, Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte - người được mệnh danh là “Donald Trump của Philippines” đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống nước này.

Ông Rodrigo Duterte tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Philippines với gần 39% phiếu bầu (Nguồn AFP)
Ông Rodrigo Duterte tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Philippines với gần 39% phiếu bầu (Nguồn AFP)

Với số phiếu áp đảo, ông Duterte tuyên bố thắng cử với hơn 14,8 triệu phiếu bầu từ các cử tri, tương đương tỷ lệ 38,65% trong tổng số 90% số phiếu hợp lệ được kiểm. Dù giành được số phiếu ấn tượng, song theo các nhà phân tích, quãng đường phía trước của tân Tổng thống Philippines sẽ là không ít thách thức.

Rodrigo Duterte luôn là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Philippines. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các tờ báo trong và ngoài nước đều đã đưa ra nhận định đây sẽ là ứng viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống của quốc gia Đông Nam Á.

Tham gia cuộc tranh cử Tổng thống Philippines với cương vị thị trưởng của thành phố Davao trên đảo Mindanao, ông đã “ghi điểm” với cử tri cũng như dư luận Philippines với chiến dịch tranh cử đầy ấn tượng tập trung vào các vấn đề cải cách kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và xử lý tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, ông cũng là người đã đưa ra những cam kết cứng rắn về chống tham nhũng và chống tội phạm trong cương lĩnh tranh cử như chấm dứt nạn tội phạm trên cả nước trong vòng 6 tháng, thậm chí dọa “sử dụng xe tăng” nếu Quốc hội chống lại quyết định của ông.

Những tuyên bố mạnh mẽ  như vậy phần nào đã khiến ông chiếm được lòng cử tri của Philippines, đặc biệt với những người bất bình với sự suy thoái của trật tự công cộng, tội phạm, ma túy lan tràn.

Không chỉ vậy, ông cũng được đánh giá khá khôn khéo và là người có nhiều kinh nghiệm trên chính trường khi đưa ra cam kết tranh cử rằng, chỉ phục vụ người dân chứ không phục vụ các nhóm đặc quyền, đặc lợi.

Trong bối cảnh đất nước Philippines đang phải đối mặt với nhiều vấn đề gây bức xúc như tình trạng tội phạm, ma túy, tranh chấp trên Biển Đông, có thể nói, các cam kết tranh cử của ông Rodrigo Duterte đã đáp ứng được mong muốn của đại đa số người dân.

Cần phải nhắc lại rằng, bầu cử Tổng thống ở Philippines có một điểm đáng lưu ý đó là quyết định của người dân chủ yếu dựa vào tình cảm đối với từng ứng viên chứ không phải do chính sách đảng phái mà ứng cử viên đó tham gia. Do đó, có thể khẳng định, việc ông Duterte đưa ra những cam kết mang tính cá nhân đã thuyết phục được cử tri Philippines và nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri.

Thế nhưng, các nội dung trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống được người dân hết sức ủng hộ, theo giới phân tích, cũng chính là sẽ là những thách thức trong thời gian sắp tới với ông Duterte.

Trước tiên, phải kể đến những thành tựu dưới thời Tổng thống đương nhiệm Bengino Aquino - vốn được ca ngợi rằng, đã giúp Philippines thoát khỏi định kiến bị coi là “nước yếu ở châu Á”, thậm chí còn được coi là một trong số ít những “điểm sáng” về kinh tế trong khu vực.

Do đó, để vượt qua “điểm nhấn” như vậy chắc chắn không phải là một việc dễ dàng. Làm thế nào để duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong ASEAN ở mức hơn 6% - mức tốt nhất của Philippines trong 4 thập kỷ qua sẽ là mục tiêu không dễ vượt qua.

Người dân xếp hàng bỏ phiếu ở ngoại ô Manila (Nguồn AFP)
Người dân xếp hàng bỏ phiếu ở ngoại ô Manila (Nguồn AFP)

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa cũng được xem là “gánh nặng” đối với Chính phủ kế tiếp đó là tình trạng bất bình đẳng và cuộc sống của người nghèo chưa được cải thiện khi hiện nay ở Philippines, người dân sống ở mức nghèo chiếm tỉ lệ tương đối lớn, với khoảng 25%.

Cùng với các vấn đề trong nước, thì việc người kế nhiệm Tổng thống Benigno Aquino sẽ xử lý như thế nào mối quan hệ giữa Philippines với Trung Quốc và Mỹ, nhất là trong vấn đề Biển Đông cũng là thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh Trung Quốc có các hành động mở rộng ảnh hưởng, đơn phương áp đặt các yêu sách phi lý ở Biển Đông, Philippines là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất…Và bài toán này sẽ được tân Tổng thống Philippines giải quyết thế nào là vấn đề đang dư luận không chỉ ở Philippines mà cả ở khu vực theo dõi sát sao.

Trong quá trình tranh cử, ông Duterte không thể hiện rõ ràng quan điểm đối với Trung Quốc và các tranh chấp tại Biển Đông khiến dư luận không khỏi băn khoăn với việc người lãnh đạo đất nước mới sẽ xoay sở ra sao khi Philippines vẫn đang cần Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế và đầu tư.

Dù trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn chờ đón ông Duterte trên cương vị tân Tổng thống Philippines, song giới phân tích cho rằng, là một người có kinh nghiệm 22 năm làm thị trưởng, người đã có công mang lại những thay đổi ngoạn mục cả về kinh tế, chính trị an ninh của cả một khu vực lớn tại Philippines, lại có quyết tâm chính trị rất cao, ông Duterte sẽ có những tính toán hợp lý để giải quyết những thách thức trong nhiệm kỳ tới.

Thanh Hiền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.