Thế giới 7 ngày qua - những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Căng thẳng Triều Tiên “hạ nhiệt"; Khủng bố ở Tây Ban Nha; Bạo lực ở Cherlotteswille, bang Virginia, Mỹ; Binh sĩ Trung Quốc, Ấn Độ đụng độ tại Kashmir; Tổng thống Mỹ Trump cách chức Cố vấn chiến lược Steve Bannon;... là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua.

1. Căng thẳng Triều Tiên “hạ nhiệt”

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters/KCNA.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters/KCNA.

Ngày 14/8, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, sau khi được quân đội giải thích về kế hoạch phóng tên lửa tấn công đảo Guam - vùng lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết sẽ theo dõi thêm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Cũng theo KCNA, Mỹ là nước đầu tiên đưa những thiết bị chiến lược tới gần Triều Tiên và cần phải đưa ra quyết định đúng đắn, thể hiện thông qua hành động cụ thể nếu muốn giảm căng thẳng tại khu vực và ngăn chặn một cuộc đụng độ quân sự nguy hiểm. Nếu người Mỹ tiếp tục có động thái liều lĩnh hòng kiểm tra sự kiên nhẫn của Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ đi đến quyết định quan trọng như đã khẳng định.

Ngày 16/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đăng tải một dòng trạng thái trên Twitter cá nhân với lời khen ngợi dành cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Trump viết: “Ông Kim đã đưa ra một quyết định rất khôn ngoan và sáng suốt. Nếu không, hậu quả sẽ rất khó lường và không chấp nhận được”.

2. Khủng bố ở Tây Ban Nha

Chiếc xe bị nghi được dùng trong vụ tấn công.
Chiếc xe bị nghi được dùng trong vụ tấn công.

Vào khoảng 17h ngày 17/8,  một chiếc xe tải đã đâm vào người đi bộ trên Đại lộ  Las Ramblas, điểm thu hút khách du lịch tại Barcelona, Tây Ban Nha, làm ít nhất 13 người chết, hơn 100 người bị thương. IS nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Tài xế xe tải đã bỏ trốn sau khi đâm vào đám đông, 2 nghi phạm đã bị bắt giữ.

Cuộc tấn công nhằm vào khu vực mua sắm, du lịch lịch sử nằm giữa trung tâm thành phố, vào mùa cao điểm du lịch của Tây Ban Nha. Cảnh sát xác định đây là cuộc tấn công khủng bố và đã kích hoạt các quy định ứng phó khủng bố.

3. Bạo lực ở Cherlotteswille, bang Virginia, Mỹ

Chiếc xe lao vào đám đông. Ảnh: AP
Chiếc xe lao vào đám đông. Ảnh: AP

Ngày12/8, những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng đã tổ chức cuộc tuần hành ở công viên thành phố Charlottesville, bang Virginia. Bạo lực sau đó đã nổ ra giữa những người  biểu tình và người phản đối.

Căng thẳng tăng cao khi một chiếc xe hơi lao thẳng vào đám đông tụ tập trên một con phố cách công viên khoảng hai khu nhà. Một phụ nữ 32 tuổi đã thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương. Tài xế đã bị nhà chức trách bắt giữ.

Trong khi đó, chiều cùng ngày (theo giờ địa phương), một chiếc trực thăng đã bị rơi gần Charlottesville, khiến 2 người thiệt mạng. 

4. Binh sĩ Trung Quốc, Ấn Độ đụng độ tại Kashmir

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại Srinagar, thủ phủ Mùa Hè của bang Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: EPA/TTXVN
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại Srinagar, thủ phủ Mùa Hè của bang Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: EPA/TTXVN
Ngày 16/8, giới chức Ấn Độ cho biết căng thẳng tiếp tục leo thang khi các binh sĩ nước này và Trung Quốc đụng độ tại khu vực Himalaya thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc này đã làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.

Các quan chức cảnh sát và quân đội Ấn Độ cho biết, các binh sĩ Trung Quốc đã ném đá khi cố đi vào khu vực Ladakh gần Hồ Pangong hôm 15/8, nhưng đã bị phía Ấn Độ ngăn cản. Các quan chức này cho rằng các binh sĩ Ấn Độ đã đáp trả song hai bên không dùng súng.
5.  Iran dọa rút khỏi hiệp ước hạt nhân nếu Mỹ tiếp tục trừng phạt
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters
Ngày 15/8 (giờ địa phương), Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Iran có thể sẽ từ bỏ hiệp ước hạt nhân với các cường quốc thế giới “trong vài giờ” nếu Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên nước này. 
 
Iran cũng cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đã vi phạm thỏa thuận được ký kết năm 2015 của Iran với Mỹ, Nga, Trung Quốc và ba nước Châu Âu trong đó Iran sẽ kiềm chế hoạt động hạt nhân của mình để được nới lỏng trừng phạt. 

Về phía Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley cho rằng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ lên Iran không hề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân và Iran phải “không được phép lấy thỏa thuận hạt nhân để bắt thế giới làm con tin”.

6. Tổng thống Mỹ Trump cách chức Cố vấn chiến lược Steve Bannon

Chiến lược gia trưởng Steve Bannon bị sa thải. Ảnh: Reuters
Chiến lược gia trưởng Steve Bannon bị sa thải. Ảnh: Reuters
Quyết định sa thải Bannon đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump xem xét trong một thời gian dài và chiến lược gia trưởng Bannon đã được tạo cơ hội chủ động rút lui.  Chánh văn phòng Kelly cũng đã xem xét vai trò của Bannon trong Nhà Trắng. "Họ đã cho ông ấy cơ hội từ chức khi biết rằng ông ấy sẽ bị ép phải ra đi".

Thông tin Bannon sẽ bị sa thải đã rộ lên trong dư luận Mỹ thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi ông này có cuộc phỏng vấn với tờ American Prospect, đưa ra những quan điểm trái ngược với lập trường của Tổng thống Trump về vấn đề Triều Tiên.

Một người quen của ông Bannon cho biết việc từ chức là quyết định của cá nhân ông và ông đã nộp đơn từ chức lên Tổng thống Trump hôm 7/8. 
7.  Mỹ chính thức điều tra Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ
 
Theo Reuters, ngày 18/8, Mỹ đã chính thức mở cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, một bước đi được dự đoán từ trước sau khi Tổng thống Donald Trump hồi đầu tuần này kêu gọi xác định xem liệu một cuộc điều tra như vậy có cần thiết hay không.

Cuộc điều tra này là biện pháp trực tiếp đầu tiên của chính quyền Mỹ nhằm vào cách hành xử thương mại của Trung Quốc, vốn bị Nhà Trắng và các nhóm doanh nghiệp Mỹ cho rằng đang gây tổn hại cho nền công nghiệp nước này.

8. Anh khẳng định chưa thống nhất về "hóa đơn Brexit" trước tháng 10
Anh và EU chưa giải quyết được vấn đề tài chính trong đàm phán Brexit.
Anh và EU chưa giải quyết được vấn đề tài chính trong đàm phán Brexit.

Ngày 15/8, Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh David Davis nhận định, Trưởng đoàn Đàm phán của Liên minh Châu Âu (EU) Michel Barnier đang "bội tính" về số tiền mà Anh phải trả cho việc rời khỏi EU, đồng thời không thể nhất trí một con số nào về "hóa đơn" này trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh EU vào tháng 10 tới.

Ông Davis cho biết, Anh rất thận trọng trong cuộc đàm phán về những gì nước này phải trả khi rời khỏi EU. Ông thừa nhận, đây sẽ là cuộc đàm phán "khó khăn và khắc nghiệt", song khẳng định "Anh sẽ không kết thúc bằng việc thanh toán 10 tỷ euro/năm như nước này đang trả hiện nay".

Bộ trưởng Davis cho biết thêm, Anh muốn có một thỏa thuận tạm thời với EU sau tháng 3/2019, thời điểm Anh chính thức rời EU, để các hoạt động thương mại diễn ra suôn sẻ./.

Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.