Thế giới 7 ngày qua - những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Xả súng kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹ ở Las Vegas; Catalonia trưng cầu dân ý; Tiếp tục xét xử vụ án Đoàn Thị Hương; Mỹ bẻ khóa lãnh sự Nga; Các giải Nobel năm 2017;.. là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.

1. Xả súng kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹ ở Las Vegas

Hiện trường vụ xả súng vào đám đông người xem ca nhạc. Ảnh: RT.
Hiện trường vụ xả súng vào đám đông người xem ca nhạc. Ảnh: RT.

Vụ xả súng xảy ra vào khoảng 22h30 tối 1/10 tại  lễ hội âm nhạc đồng quê ở Route 91 Harvest. Las Vegas.. Cảnh sát trưởng Lombardo xác nhận tay súng nã đạn từ tầng 32 của khách sạn Mandalay Bay.

Số người chết trong vụ thảm sát 59 người, hơn 527 người bị thương. Hung thủ tự sát ngay khi cảnh sát tiếp cận ông ta. Đây được cho là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nghi phạm là Stephen Paddock, 64 tuổi.  Người đàn ông này sống tại địa phương, hiện chưa rõ động cơ gây án.

2. Catalonia trưng cầu dân ý

Người biểu tình ủng hộ Catalonia độc lập ở Barcelona hôm 2/10. Ảnh: AFP.
Người biểu tình ủng hộ Catalonia độc lập ở Barcelona hôm 2/10. Ảnh: AFP.

Chính quyền Catalonia cho biết 90% số người đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 1/10 mong muốn vùng tự trị này tách khỏi Tây Ban Nha. Sự ủng  hộ ly khai tăng mạnh trong vài năm qua khi Tây Ban Nha trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế.

Theo kết quả kiểm phiếu đầy đủ, hơn 2 triệu trong tổng số gần 2,3 triệu người tham gia cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ phương án độc lập cho vùng Catalonia, AFP đưa tin. Tuy nhiên, tòa án hiến pháp Tây Ban Nha cùng chính quyền Madrid phản đối cuộc trưng cầu dân ý, cho rằng cuộc trưng cầu này đi ngược lại hiến pháp năm 1978.

3. Tiếp tục xét xử vụ án Đoàn Thị Hương
Bị cáo Đoàn Thị Hương rời phiên tòa ở quận Sepang, bang Selangor, Malaysia - Ảnh: REUTERS
Bị cáo Đoàn Thị Hương rời phiên tòa ở quận Sepang, bang Selangor, Malaysia .Ảnh: Reuters
Tại phiên tòa xét xử hơn 2/10, Đoàn Thị Hương khẳng định mình vô tội trọng vụ ám sát ông Kim Jong-nam, người được cho là anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Dự kiến trong đợt xét xử kéo dài từ 2/10- 30/11 này sẽ có khoảng 30-40 nhân chứng được mời đến thẩm vấn trước tòa.
Trong tuyên bố mở đầu, bên khởi tố cũng nói họ sẽ mời phía chuyên gia tới tòa để chứng minh chất độc VX chính là nguyên nhân gây ra cái chết của ông Kim Jong Nam. 
Trong các diễn tiến liên quan tới phiên tòa xét xử hai nữ nghi phạm bị liên đới, đáng chú ý là những chỉ trích từ phía các luật sư đại diện quyền lợi cho bị cáo. Họ cáo buộc các công tố viên Malaysia đã không hợp tác một cách thỏa đáng với họ trong quá trình xử lý vụ việc.
4. Mỹ bẻ khóa lãnh sự Nga
Đại sứ quán Nga tại Mỹ vừa công bố ảnh và video chứng minh Mỹ xâm nhập vào tòa lãnh sự của Nga ở San Francisco. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận có việc này.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ vừa công bố ảnh và video chứng minh Mỹ xâm nhập vào tòa lãnh sự của Nga ở San Francisco. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận có việc này.

Hôm 2/10, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định với Sputniks về việc có đi vào Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco để bảo đảm an ninh khu nhà ở thuộc tòa lãnh sự và để chắc chắn rằng mọi cư dân trong này đã rời đi. Hôm 3/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho hay, các đặc vụ của FBI không tham gia cuộc kiểm tra và các khóa cửa không bị bẻ.

Cuối ngày, Đại sứ quán Nga đăng tải một thông điệp lên mạng xã hội Twitter với nội dung: "Để biết họ bẻ khóa ở đâu và khi nào hay chỉ đi kiểm tra, hãy theo dõi MFA-Russia".  "Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi không đồng ý cho phép nhà chức trách Mỹ dỡ bỏ miễn trừ ngoại giao khỏi các tài sản của tòa lãnh sự cũng như các nhà ngoại giao".

5. Các giải Nobel năm 2017

Những người đoạt giải Nobel Y học 2017. Ảnh: DNA India.
Những người đoạt giải Nobel Y học 2017. Ảnh: DNA India.

Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo Giải Nobel Hóa học năm 2017 được trao cho bộ ba Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson;

Giải Nobel Y học được trao cho  ba nhà khoa học Mỹ gồm  Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young vì những phát hiện liên quan đến cơ chế phân tử kiểm soát đồng hồ sinh học của con người;

Nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro giành Nobel Văn học 2017; 

Giải Nobel Hòa bình năm 2017 được trao cho Tổ chức Chiến dịch Quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN)

6.  Quốc vương Saudi Arabia  Salman Abdulaziz Al-Saud  thăm Nga

Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Saudi Arabia sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Saudi Arabia sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

Từ ngày 4 đến 6/10, Quốc vương Salman Abdulaziz Al-Saud của Saudi Arabia đã thực hiện chuyến thăm Nga. Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nga của một quốc vương Saudi Arabia đương nhiệm.

Theo giới quan sát, việc tăng cường hợp tác với Nga là một tính toán dài hạn trong chính sách đối ngoại của Saudi Arabia, đồng thời thể hiện tầm quan trọng về vị thế chính trị của Saudi Arabia trong việc kết nối giữa Nga với thế giới Arab. Điều này cũng cho thấy Nga đã khẳng định được vai trò không thể thiếu của mình ở Trung Đông.

7. Mỹ ra lệnh trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba

Đại sứ quán Cuba tại Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Đại sứ quán Cuba tại Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/10 đã ra lệnh trục xuất 15 nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Cuba có trụ sở ở Washington. Theo một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhà ngoại giao Cuba có 7 ngày để rời khỏi Mỹ.

Trước đó, thông tin từ Quốc hội Mỹ cho biết nước này có thể sẽ trục xuất gần 2/3 số nhân viên ngoại giao của Cuba ở Mỹ.  Động thái diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có những căng thẳng liên quan tới các cáo buộc tấn công sóng âm nhằm vào nhân viên ngoại giao của Mỹ tại Cuba, khiến 22 nhân viên bị mất thính lực.

8. Thái Lan lên kế hoạch dẫn độ cựu thủ tướng bỏ trốn

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trốn khỏi Thái Lan trước khi phiên tòa luận tội bà diễn ra vào ngày 25-8. Ngày 27-9, Tòa án Tối cao Thái Lan tuyên án vắng mặt bà Yingluck 5 năm tù giam về những sai phạm trong chương trình trợ giá gạo khi còn đương nhiệm.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trốn khỏi Thái Lan trước khi phiên tòa luận tội bà diễn ra vào ngày 25-8. Ngày 27-9, Tòa án Tối cao Thái Lan tuyên án vắng mặt bà Yingluck 5 năm tù giam về những sai phạm trong chương trình trợ giá gạo khi còn đương nhiệm.
Ngày 5/10, người đứng đầu Sở Ngoại vụ của Bộ Tư pháp Thái Lan Amnat Chotchai cho biết, ông sẽ đứng đầu tổ công tác và mời các chuyên gia về vấn đề này tham gia nhóm. 

Tổ công tác được thành lập dù Bộ Tư pháp chưa nhận được yêu cầu từ cảnh sát về việc dẫn độ cựu Thủ tướng Yingluck, người được cho là đang ở London và muốn xin tị nạn chính trị tại Anh. Ông Amnat cho biết, Bộ Tư pháp Thái Lan có thể tự theo đuổi quá trình dẫn độ bởi trường hợp của bà Yingluck liên quan tới tội nhận hối lộ chứ không phải chính trị.

Bà Yingluck đã tham dự đầy đủ các phiên điều trần của tòa án nhưng vắng mặt vào ngày 25/8 khi Tòa án Tối cao dự kiến đưa ra phán quyết luận tội bà. 
Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.