Thế giới tuần qua qua ảnh

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật trên thế giới trong vòng 7 ngày qua. 

1. Mỹ triển khai máy bay do thám P-8 Poseidon tại Singapore.

Theo một tuyên bố chung ngày 7/12, Mỹ đã đồng ý với Singapore về việc Washington triển khai máy bay do thám P-8 Poseidon đầu tiên tại đảo quốc Đông Nam Á này trong tháng 12 để đảm nhận một vai trò an ninh hàng hải. ​Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này. 

Máy bay do thám P-8 Poseidon. (Nguồn: Reuters)
Máy bay do thám P-8 Poseidon. (Nguồn: Reuters).

2. Thủ tướng Đức Angela Merkel được bình chọn là “nhân vật của năm 2015”.

Ngày 9/12, tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn Thủ tướng Đức Angela Merkel là “nhân vật của năm 2015” nhờ những chính sách mạnh mẽ để đối phó với khủng hoảng nợ châu Âu và khủng hoảng người tị nạn.
Người đàn bà thép Angela Merkel - Nhân vật của năm 2015. (Nguồn: youtube.com)
Người đàn bà thép Angela Merkel - Nhân vật của năm 2015. (Nguồn: youtube.com).

3. Đức lần đầu triển khai binh sỹ tham gia cuộc chiến chống IS.

Ngày 10/12, máy bay chở nhóm binh sỹ đầu tiên của Đức đã cất cánh sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một phần trong kế hoạch triển khai của Berlin khi tham gia cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Động thái trên diễn ra sau loạt vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Paris của Pháp hôm 13/11. 
Máy bay trinh sát Tornado của Đức hôm 4/12 bay tại căn cứ quân sự Jagel, phía bắc Đức. Ảnh: AFP
Máy bay trinh sát Tornado của Đức hôm 4/12 bay tại căn cứ quân sự Jagel, phía bắc Đức. Ảnh: AFP.

4. Hội nghị các nhóm đối lập Syria yêu cầu Tổng thống Assad từ chức.

Theo tuyên bố cuối cùng của hội nghị các nhóm đối lập Syria diễn ra ngày 10/12 tại Riyadh (Saudi Arabia), hội nghị đã kêu gọi đưa Syria trở thành một quốc gia dân chủ, đa đại diện, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Bashar al-Assad cần từ chức vào lúc bắt đầu tiến trình chuyển tiếp. 

Hội nghị đã nhất trí lập ra một phái đoàn chung để đàm phán với Chính phủ Syria dự kiến vào đầu năm 2016 trên cơ sở Tuyên bố chung Geneva đạt được ngày 30/6/2012. Tuy nhiên, Tổng thống al-Assad tuyên bố ông sẽ không đàm phán với các nhóm đối lập vũ trang, xuất hiện nhằm phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình mà Nga và Mỹ kỳ vọng sẽ diễn ra vào tháng tới.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: ndtv.com)
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: ndtv.com).

5. Căng thẳng giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng.

Ngày 12/12, hàng nghìn người biểu tình gồm phần lớn là các thành viên của lực lượng bán quân sự người Shiite đã tập trung tại trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq để yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nước này. Baghdad đã liên tục yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân và thậm chí đã khiếu nại lên Liên hợp quốc. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông không nhượng bộ trước yêu cầu của Iraq.

Một lính Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq. (Nguồn: AFP)
Một lính Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq. (Nguồn: AFP).

6. Hai miền Triều Tiên kết thúc hội đàm mà không đạt được đột phá.

Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 12/12 đã kết thúc cuộc hội đàm cấp cao nhằm giảm căng thẳng trên biên giới, nhưng không đạt được bước đột phá nào trong việc cải thiện mối quan hệ liên Triều. Cuộc hội đàm cấp thứ trưởng trên diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/12 tại khu công nghiệp chung Kaesong ở thành phố cùng tên thuộc lãnh thổ Triều Tiên. 

Tổ chức hội đàm cấp cao giữa hai bên là một trong những điểm nổi bật của thỏa thuận mà hai miền Triều Tiên đạt được ngày 25/8/2015 liên quan tới nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hwang Boo-gi (trái) và lãnh đạo Ủy ban Thống nhất hòa bình Triều Tiên Jon Jong-Su (phải) trước cuộc hội đàm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hwang Boo-gi (trái) và lãnh đạo Ủy ban Thống nhất hòa bình Triều Tiên Jon Jong-Su (phải) trước cuộc hội đàm. (Nguồn: AFP/TTXVN).
7. Hội nghị COP21 thông qua thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Ngày 12/12, các đại biểu từ 195 nước tham gia Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp) đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, vốn đe dọa nhân loại với việc làm mực nước biển dâng cao và khiến tình trạng hạn hán, lũ lụt, giông bão trở nên tồi tệ hơn.
Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được Hội nghị COP21 thông qua. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được Hội nghị COP21 thông qua. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phương Thảo

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.