Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong mối quan hệ với Saudi Arabia

(Baonghean.vn) - Vụ Saudi Arabia ám sát nhà báo Jamal Khashoggi đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tình thế khó khăn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng. Ảnh: AP
Liệu rằng ông Trump duy trì một đồng minh thân thiết của Mỹ và chấp nhận bất kỳ điều gì Riyadh nói về vụ sát hại? Hay ông ấy đối mặt với nguy cơ rạn nứt và ủng hộ kết luận của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) rằng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, lãnh đạo trên thực tế của Vương quốc Arab này, ra lệnh giết hại nhà báo Khashoggi?
Thời gian qua, với việc chịu áp lực từ quốc tế, công tố viên Saudi Arabia đã công bố việc bắt giữ 21 nghi can và buộc tội 11 đối tượng, cho biết 5 đối tượng có thể chịu mức án tử hình.
Cùng lúc đó, Washington công bố áp đòn trừng phạt đối với 17 công dân Saudi Arabia với cáo buộc dính líu vụ sát hại nhà báo Khashoggi, trong đó có 2 nhân vật thân cận với Thái tử Mohammed.
Cả hai bên đều chưa nêu đích danh chủ mưu vụ việc. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post và New York Times, CIA chắc chắn chính là Thái tử Mohammed ra lệnh. Điều này đẩy Tổng thống Trump vào tình thế rắc rối.
Ông chủ Nhà Trắng đã thiết lập một liên minh sâu sắc với Riyadh do cùng có quan điểm phản đối Iran và có chung mục tiêu duy trì giá dầu toàn cầu ổn định. Con rể của Tổng thống Trump, Jared Kushner, cũng có mối quan hệ khăng khít với Thái tử Mohammed.
Chính vì lý do đó, cho tới nay Tổng thống Trump không muốn chỉ trích trực tiếp Thái tử Mohammed trong vụ sát hại gây rúng động dư luận trên, tuyên bố ông chưa được thấy bằng chứng. Ông cho biết ông mới chỉ được nghe tóm tắt về kết luận của CIA trong vụ việc.

“Tổng thống Trump chỉ có hai lựa chọn. Ông ấy có thể đồng ý với kết quả đánh giá của cơ quan tình báo và nhất trí với những gì Quốc hội muốn làm, có nghĩa là về mặt công khai hoặc cá nhân, Mỹ sẽ không còn làm việc với Thái tử Mohammed. Hoặc, ông ấy có thể phản đối mọi thứ và cố bảo vệ mối quan hệ của Nhà Trắng với Thái tử Saudi Arabia”.

Chuyên gia Michele Dunne nghiên cứu Trung Đông tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie

Theo chuyên gia này, cả hai phương án đều tiềm ẩn nguy cơ cao. Theo bà Dunne, việc cắt đứt quan hệ với con trai của Quốc vương Salman bin Abdulaziz al Saud là một bước đi quá khích, song không có nghĩa cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, bởi Saudi Arabia không phải là Thái tử Mohammed và ngược lại.

Tuy nhiên, động thái này sẽ có thể thay đổi hệ thống cấp bậc trong Hoàng gia Saudi Arabia, với kết quả khó đoán định cho mối quan hệ giữa Riyadh và Washington.

Vụ Saudi Arabia ám sát nhà báo Jamal Khashoggi đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tình thế khó khăn. Ảnh: Getty
Vụ Saudi Arabia ám sát nhà báo Jamal Khashoggi đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tình thế khó khăn. Ảnh: Getty
Mặt khác, nếu Tổng thống Trump không chỉ trích Thái tử Mohammed, thì Quốc hội Mỹ có thể đưa ra hành động, vốn sẽ hủy hoại quan hệ song phương, ví dụ như đóng băng thương vụ bán vũ khí cho quốc gia Trung Đông này.

Trong khi đó, chuyên gia Suzanne Maloney từ viện nghiên cứu Brookings cho rằng, thái độ nước đôi hiện nay của ông Trump cũng gây rủi ro cho quan hệ song phương, song kể cả một lời cáo buộc công khai trực diện cũng không hiệu quả. Theo chuyên gia này, phương án tối ưu nhất là đưa ra quan điểm rõ ràng “phía sau hậu trường”, rằng Saudi Arabia đã đi quá xa./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.