Thiếu lao động, Nhật mở cửa nhập cư

Mở cửa cho nhập cư được đánh giá là giải pháp cần thiết giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế đang già hóa của Nhật. 

Thủ tướng Nhật - Shinzo Abe đang cố gắng chống lại sự suy giảm dân số đáng báo động. Các giải pháp được Chính phủ nước này tính đến bao gồm thúc đẩy sự tham gia của robot và các công nghệ nâng cao năng suất, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động hay thậm chí là mở cửa một lượng nhỏ người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ và Thủ tướng Abe cần cố gắng hơn nữa, đặc biệt là vấn đề nhập cư.

Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nới lỏng tình trạng nhập cư của nhân công nước ngoài. Nguồn: Reuters
Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nới lỏng tình trạng nhập cư của nhân công nước ngoài. Nguồn: Reuters

Các công ty Nhật cho biết họ rất khó tuyển người và tình cảnh này cũng không có dấu hiệu khởi sắc hơn trong tương lai. Các nhà nghiên cứu của Chính phủ dự báo dân số Nhật sẽ giảm gần một phần ba vào năm 2065 và có 40% là người cao tuổi. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với đối tượng trên 65 tuổi cũng chỉ còn 1,3, so với mức 2,3 của năm 2015.

Chính sách của nhà cầm quyền hiện  nay đã đẩy tỷ lệ sinh lên cao hơn nhưng con số xét trong dài hạn (1,44 trẻ trên mỗi phụ nữ) vẫn thấp hơn tỷ lệ thay thế. Theo các nhà nghiên cứu, để duy trì dân số hiện tại, Nhật Bản sẽ phải cho phép hơn nửa triệu người nhập cư mỗi năm. Trong một xã hội có tính cô lập và đồng nhất tại đây, sự gia tăng này có thể sẽ tạo ra một trật tự mới.

nhat-co-the-noi-long-nhap-cu-vi-thieu-lao-dong

Mở cửa cho nhập cư được đánh giá là giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng cho một đất nước đang già hóa như Nhật Bản. Ảnh: KAZUHIRO NOGI

Không thể nói rằng việc cải thiện điều này là không thể xảy ra. Bất chấp nhiều bê bối, Thủ tướng Abe vẫn là người lãnh đạo quyền lực nhất của Nhật trong nhiều năm gần đây. Ông có ít đối thủ trong hoặc ngoài Đảng Dân chủ tự do (LDP) và có thể đưa ra các quyết định táo bạo khi tỷ lệ ủng hộ đủ cao – như xem xét lại khuynh hướng quân sự của Nhật Bản và thúc đẩy Hiệp định TPP.

Thủ tướng Abe cần thuyết phục Chính phủ và người dân rằng việc tăng cường nhập cư là điều cần thiết vào lúc này. Cho đến nay, việc nhập cư vào Nhật Bản vẫn được che đậy bằng nhiều hình thức – ví dụ như chương trình đào tạo dành cho những người có tay nghề thấp. Tuy nhiên, một chương trình dành cho người lao động nước ngoài được giám sát đúng mức là điều cần thiết, và phải bao gồm việc cư trú vĩnh viễn. Chính phủ nước này cũng có thể đầu tư nhiều hơn vào các chương trình đào tạo ngoại ngữ và các biện pháp khác giúp những người nhập cư mới.

Nhật Bản cũng có thể chào đón các sinh viên du học muốn ở lại và làm việc sau khi tốt nghiệp, khuyến khích những lao động có tay nghề. Trong một số trường hợp, việc hạ thấp các rào cản về nhập cảnh sẽ là điều quan trọng. Ví dụ, giải quyết sự thiếu hụt lao động trong khu vực điều dưỡng, việc cần làm là thiết kế lại các bài kiểm tra đang gây ra sự khó khăn một cách bất hợp lý đối với các y tá nước ngoài. 

Một sự thay đổi văn hóa trên diện rộng cũng là điều cần thiết. Nhật Bản phải chấp nhận một viễn cảnh ít có sự riêng biệt hơn và khuyến khích sử dụng tiếng Anh nhiều hơn trong kinh doanh. Nếu việc du nhập của một bộ phận người lao động mới như nỗi lo sợ làm gián đoạn văn hóa tại các công ty của Nhật, đây cũng chẳng phải là điều xấu. Sự đại trà đang gây sức ép lên lương và sinh ra sự tự mãn.

Nếu quốc gia này không vượt qua được thách thức về mặt dân số, sự suy giảm là điều sẽ xảy ra. Và để duy trì sự thịnh vượng, Nhật Bản cần phải thay đổi.

Theo VNE

tin mới

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.