Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dùng S-400 đối phó chính máy bay Nga ở Syria?

Theo Hồng Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trong bối cảnh chiến sự Idlib (Syria) diễn biến phức tạp, giới phân tích đã nhận định về nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hệ thống S-400 bắn hạ máy bay Nga

Hệ thống phòng không S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga có khả năng biến vùng trời của Ankara thành khu vực cấm bay đối với tất cả các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của kẻ thù, khiến biên giới nước thành viên NATO này trở nên bất khả xâm phạm. Vậy có khi nào Nga sẽ để Thổ Nhĩ Kỳ vận hành loại vũ khí uy lực nhất của nước này khi tình hình tại Idlib trở nên tồi tệ hơn?

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dùng S-400 đối phó chính máy bay Nga ở Syria? ảnh 1
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Almaz-Antey.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khách hàng đầu tiên mua hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. Đây là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới và là niềm tự hào của tổ hợp quân sự và công nghệ của Moscow. Ankara đã đặt mua hai hệ thống S-400 và việc bàn giao dự kiến sẽ hoàn tất từ tháng 4 đến tháng 5/2020. Hợp đồng được ký vào năm 2018, với giá trị khoảng 2,5 tỷ USD. Trước đó, vào tháng 7/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận các lô thiết bị của hệ thống phòng không S-400 từ Nga.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Idlib, tây bắc Syria, việc Ankara có thực sự được tiếp nhận vũ khí này hay không phụ thuộc vào kết quả của cuộc đàm phán giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Putin về tình hình Syria vào giữa tháng 3/2020.

Uy lực của S-400

Được biết đến là hệ thống phòng không chống tên lửa mạnh nhất thế giới, S-400 được phát triển từ hệ thống tên lửa S-75 từng bắn hạ máy bay do thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Nga vào năm 1960. Uy lực của hệ thống này là lý do tại sao nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia muốn xếp hàng để mua bằng mọi giá. Với phạm vi theo dõi vào khoảng 600km, khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở phạm vi lên tới 400 km, độ cao 30km, tốc độ nhanh chóng mặt 17.000km/ giờ, S-400 thực sự là vũ khí phòng không đáng gờm.

Mỗi khẩu đội S-400 gồm có 4 xe phóng với 16 tên lửa (mỗi xe phóng được trang bị 4 tên lửa), có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và tên lửa hành trình ở cự ly 200km. Hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bao gồm việc chuyển giao một số phương tiện vận chuyển, trạm radar, trạm chỉ huy và các phương tiện hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, các xạ thủ phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ - những người vận hành hệ thống S-400, sẽ được huấn luyện và đào tạo tại Nga.

Yếu tố rủi ro

Vậy có khi nào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dùng hệ thống S-400 đối phó máy bay Nga nếu xung đột toàn diện nổ ra tại Idlib, Syria? Giới phân tích đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về khả năng này. Tổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland của Nga, ông Viktor Murakhovsky cho rằng: “Về mặt lý thuyết, điều đó có thể xảy ra vì theo hợp đồng, Nga sẽ bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ hệ thống tên lửa mà còn một phần của công nghệ S-400”.

Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin lại bác bỏ bất cứ kịch bản nào như vậy: “Chúng tôi không cung cấp cho nước thứ 3 mã truy cập vào vũ khí tấn công chính xác của chúng tôi. Linh kiện của bất kỳ hệ thống phòng không nào trên thế giới đều được giữ bí mật cao độ và nếu có, thì chỉ bị sơ hở tại nhà máy sản xuất. Nếu chúng tôi khởi động một chu kỳ sản xuất hoàn toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó có thể xảy ra, nhưng theo hợp đồng giữa Moscow và Ankara, việc bảo dưỡng S-400 sẽ được thực hiện tại các nhà máy của tập đoàn tên lửa Almaz-Antey ở Nga”. “Đây là một hệ thống xác định có khả năng xác định các mục tiêu trên không là bạn hay thù”, ông Viktor Litovkin nói thêm.

“Đây không phải lần đầu tiên Nga cung cấp vũ khí chính xác cho một quốc gia thành viên của NATO – mà có khả năng quay lưng lại với chúng tôi trong một cuộc xung đột. Những câu hỏi tương tự xuất hiện vào năm 1996 khi Moscow bán hệ thống phòng không S-300 cho Hy Lạp. Hệ thống này có thể bắn hạ bất cứ máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom nào sẵn có ở thời điểm đó”, ông Viktor Litovkin cho biết thêm.

Trong khi đó Tờ The Drive tiết lộ thông tin cho biết, Nga được cho là đã cài đặt sẵn hệ thống phân biệt bạn thù vào hệ thống phòng không S-400 mà nước này bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy dù chúng trở thành sát thủ cho máy bay đối phương nhưng lại hoàn toàn vô hại với máy bay của Nga./.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.