Tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi song song cực lạ của Nga
Bên cạnh chiếc Su-34, Hải quân Nga còn có trong biên chế một loại chiến đấu cơ khác cũng sử dụng kết cấu buồng lái với 2 chỗ ngồi song song.
Thiết kế "lạ" trên thuộc về chiếc máy bay huấn luyện - chiến đấu Su-27KUB hay còn có tên gọi khác là Su-33UB Sea Flanker.
Su-33UB được thiết kế nhằm đảm nhiệm vai trò đào tạo phi công chiến đấu lái Su-33 (Su-27K) hoạt động trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, khung thân của nó phát triển từ mẫu thử T-10K4.
Mặc dù khai sinh từ năm 1989 nhưng vì sự tan rã của Liên bang Xô Viết dẫn tới nhiều khó khăn phát sinh mà phải đến ngày 24/4/1999, Su-33UB mới thực hiện chuyến bay đánh giá đầu tiên từ trên đất liền.
Tới ngày 6/9 nó đã cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và 1 tháng sau, ngày 6/10, Su-33 đã hạ cánh xuống chiếc chiến hạm này.
Tiêm kích huấn luyện - chiến đấu Su-33UB (Su-27KUB) của Hải quân Nga. |
So với Su-33, Su-33UB có rất nhiều thay đổi về khung thân, buồng lái của nó rộng hơn 1,6 m để đủ chỗ cho giáo viên kèm học viên phi công, cung cấp trường nhìn rất tốt. Điều này là đặc biệt quan trọng vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn hoạt động trên đất liền.
Bên cạnh đó, cánh đuôi và cặp cánh mũi của Su-33UB cũng được làm lớn hơn đáng kể. Tuy vậy sức cơ động của máy bay không hề bị ảnh hưởng, chiếc tiêm kích hạm này vẫn thực hiện được nhiều thao tác vận động rất phức tạp.
Buồng lái với 2 chỗ ngồi song song độc đáo trên chiếc Su-33UB. |
Cảm biến chính của Su-33UB là radar mảng pha quét thụ động Phazotron Zhuk (thay vì NIIP N-001 như truyền thống), đi kèm hệ thống định vị quang học OEPS/OLS-27 bố trí chính giữa mũi.
Máy bay được lắp đặt động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) Saturn Al-31FU nhằm hỗ trợ việc cất cánh từ đường băng kiểu nhảy cầu, do phần thân trước của Su-33UB nặng hơn đáng kể so với Su-33.
Su-33UB thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. |
Mặc dù đã được dự kiến sản xuất hàng loạt tại Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO), nhưng rất tiếc do những khó khăn về kinh tế của nước Nga tại thời điểm hậu Xô Viết nên kế hoạch đã không thành hiện thực.
Ngoài ra việc Hải quân Nga đang từng bước tiến hành thay thế tiêm kích hạm Su-33 bằng MiG-29K đã khiến việc chế tạo thêm Su-33UB trở nên thừa thãi.
Nếu muốn tận dụng hết tiềm năng thì Nga chỉ có cách bán thiết kế cho Trung Quốc vì hải quân nước này vẫn sử dụng rất nhiều J-15 - phiên bản sao chép từ Su-33.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|