Toàn quốc thiếu 25.000 giáo viên Tiếng Anh

(Baonghean.vn) - Đây là con số được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế tvề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm.

Hội thảo diễn ra vào sáng 4/11, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Vinh, Chương trình phát triển các trường sư phạm (Chương trình ETEP) tổ chức .

Tham dự có PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trường Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng gần 400 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo cùng nhiều nhà khoa học thuộc các viện, hội và các trường Đại học thuộc Thái Lan, Phần Lan và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Ảnh: Mỹ Hà
Tham dự có PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưỏng Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng gần 400 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo cùng nhiều nhà khoa học thuộc các viện, hội và các trường Đại học thuộc Thái Lan, Phần Lan và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Ảnh: Mỹ Hà


Phát biểu tại Hội  thảo, PGS.Tiến sỹ Nguyễn Thúy Hồng – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Chương trình phát triển các trường sư phạm (ETEP) khẳng định: Các trường sư phạm phải là đơn vị đầu tiên  tự đổi mới mình, trong đó có đổi mới phương thức tái cấu trúc nhà trường, đổi mới hình thức phương pháp đào tạo bồi dưỡng, gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo và thực nghiệm, gắn kết với các trường phổ thông và các sở giáo dục để đáp ứng đúng nhu cầu.

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng phát biểu tại hội thảo đề cập đến nhiều vấn đề cần phải đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay. Ảnh: Mỹ Hà
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng phát biểu tại hội thảo đề cập đến nhiều vấn đề cần phải đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay. Ảnh: Mỹ Hà

Với 90 tham luận, hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học, các học giả, các chuyên gia, các nhà quản lý và những người quan tâm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm.

Theo kế hoạch, Hội thảo diễn ra trong 1 ngày, tập trung thảo luận các nội dung chính như:  Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm; Cách nhân rộng mô hình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (GV&CBQLGD) trong trường đại học đa ngành.

Giờ học Tiếng Anh tại trường Đại học Vinh. Ảnh tư liệu
Giờ học Tiếng Anh tại trường Đại học Vinh. Ảnh tư liệu

Ngoài ra, hội thảo cũng sẽ thảo luận các vấn đề về phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV & CBQLGD theo hướng tiếp cận năng lực; Nội dung, phương thức đào tạo GV & CBQLGD trong bối cảnh mới; Xây dựng trường thực hành sư phạm trong đào tạo GV; Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa trường ĐH với trường phổ thông trong đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQL; Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo, bồi dưỡng GV.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Giám đốc Chương trình ETEP cho biết: Hiện nay, trên cả nước có 114 cơ sở đào tạo giáo viên và về cơ bản nhu cầu giáo viên hiện nay ở các địa phương đã bão hòa, thậm chí có nhiều địa phương đã dôi dư.

Trong những năm tới, ngành giáo dục vẫn thiếu giáo viên Tiếng Anh đủ chuẩn để đáp ứng chương trình ngoại ngữ 10 năm và dự kiến con số có thể lên đến khoảng 25.000 giáo viên. 

Mỹ Hà

tin mới

Đoá hồng nhung trên đá

Đoá hồng nhung trên đá

(Baonghean.vn) - Ở Trường THPT Đô Lương 2, các giáo viên, học sinh nhiều thế hệ vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của cô giáo dạy môn Địa lý Nguyễn Thị Kim Nhung bằng sự yêu thương, ngưỡng mộ và tự hào. Như một đoá hoa trên sỏi đá, giữa sóng gió cuộc đời, cô mạnh mẽ sống và trọn vẹn trao đi.

Sức khỏe sinh sản

Cục Dân số tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 29/11, tại Trường Trung học cơ sở Nghi Thái (Nghi Lộc), Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ, Cục Dân số - Bộ Y tế phối hợp với Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình.

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.