Tỏi tía thơm nức của đồng bào Thái, tính ra trồng 10m2 thu 1 triệu đồng
Vào những ngày đầu xuân năm mới, nông dân người Thái sinh sống tại bản Bong, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La lại tất bật thu hoạch tỏi tía trên các nương, ruộng...
Huyện Yên Châu được mệnh danh là vùng đất khắc nghiệt, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông thì lạnh cắt da cắt thịt, mùa hè thì nóng nực, oi bức bởi ảnh hưởng từ các luồng gió lào thổi về. Chính vì vậy, mà người dân tộc Thái ở xã Chiềng Pằn đã biết tận dụng những điều kiện tự nhiên, để trồng tỏi tía giống địa phương đã có từ lâu đời nâng cao thu nhập cho gia đình.
Tỏi tía là giống tỏi quý hiếm được trồng phổ biến ở các xã Chiềng Pằn, Chiềng Đông và các xã khác của huyện Yên Châu. Giống tỏi này được trồng tại các cánh đồng rộng lớn dọc theo Quốc lộ 6 từ thị trấn Yên Châu đến chân dốc Chiềng Đông của tỉnh Sơn La.
Chị Lò Thị Mai bên (tay trái) đang bó tỏi tía thành từng túm nhỏ để bán cho khách hàng tại ruộng
Chia sẻ với Dân Việt, chị Lò Thị Mai, bản Bong, xã Chiềng Pằn cho biết: Tôi trồng tỏi tía giống địa phương này từ năm 2008 trên hơn 1.000 m2 đất ruộng của ông bà nội để lại. Giống tỏi này, khác với các loại tỏi khác trên thị trường là nhánh tỏi nhỏ nhưng lại có hàm lượng tinh dầu cao, tập trung ở các nhánh tỏi một cách tự nhiên, mà những người trồng tỏi như chúng tôi cũng không thể tác động bằng các phương pháp khoa học hay dùng các chất kích thích cho tỏi to như các giống tỏi Trung Quốc được.
Từ khi tôi trồng tỏi tía này, có rất nhiều thương lái về tận ruộng thu mua với số lượng lớn. Nhiều người tiêu dùng ưa chuộng tỏi tía còn đặt tên cho là đặc sản Tây Bắc giống như đặc sản thịt trâu khô Tây Bắc đấy...
Chàng trai biến tỏi, ớt thành thuốc trừ sâu cho ổi, thu về 100 triệu đồng
(Baonghean.vn)- Với bí kíp là ớt, tỏi, gừng và rượu, anh nông dân ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học để chăm sóc vườn ổi sạch, thu về hơn 100 triệu đồng.
Thông thường sau khi gặt lúa xong, các cánh đồng trù phú của huyện Yên Châu được đồng bào dân tộc Thái gieo trồng tỏi tía. Với đất đai màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, nên người dân vùng cao nơi đây hầu như không sử dụng các chất kích thích trong trồng trọt, mà chỉ sử dụng các loại phân chuồng tại gia đình để bón cho cây trồng. Nước tưới tiêu được bà con dân tộc Thái lấy từ các khe suối nhỏ dẫn từ trên đồi về ruộng, nên chất lượng dinh dưỡng của tỏi tía rất cao, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Những túm tỏi tía mới được thu hoạch được bà con bó gọn thành từng túm, để chất lên xe bán cho thương lái
Hiện nay, tỏi tía Yên Châu có giá bán trên thị trường cao gấp chục lần so với các loại tỏi bình thường, nhất là vào các dịp Tết, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các đồng bào dân tộc Thái huyện Yên Châu. Loại tỏi này, luôn cháy hàng nhưng chỉ có những người đã dùng tỏi tía mới biết được giá trị đích thực của nó đem lại thì không gì so sánh được, cái gì cũng có giá của nó “ tiền nào của đấy” vì thế mà tỏi tía “đắt sắt ra miếng”.
Chị Mai đang chọn lọc những củ tỏi tía to, chất lượng, để phơi khô làm giống gieo trồng cho những vụ tiếp theo
Trao đổi với Dân Việt, chị Lò Thị Mai, bản Bong cho biết thêm: Tôi trồng tỏi tía này cũng được 10 năm rồi, giống tỏi tía có điểm đặc thù là nhiều nhánh nhỏ, màu tím, có hương vị thơm phức hơn các loại tỏi khác mà tôi từng trồng. Lượng tinh dầu trong tỏi tía cao gấp nhiều lần giống tỏi bình thường và bảo quản được rất lâu. Gia đình tôi thu nhập từ trồng tỏi, trung bình mỗi năm gần 100 triệu đồng. Đến nay đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước kia rất nhiều.
(Baonghean.vn) - Sữa tỏi là thức uống tự nhiên được sử dụng trong Y học giúp phòng và chữa bệnh, cải thiện các vấn đề về sức khỏe như hen suyễn, bệnh lao, viêm phổi, mất ngủ, bệnh tim, ho, viêm khớp.Tự làm sữa tỏi với công dụng chữa bệnh tuyệt vời