Tổng duyệt vở diễn về chiến sỹ cách mạng Phan Đăng Lưu

(Baonghean.vn) - Vở diễn “Hừng đông” được tổng duyệt để Hội đồng Nghệ thuật của tỉnh có thêm những ý kiến đóng góp về nội dung và cách trình bày, diễn xuất trước lúc công diễn phục vụ các sự kiện chính trị và quần chúng nhân dân.

Chiều 7/12, tại thành phố Vinh, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ tổ chức báo cáo tổng duyệt vở diễn “Hừng đông” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ trước Hội đồng Nghệ thuật tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu diễn phục  vụ nhiệm vụ chính trị và quần chúng nhân dân.

Tác giả, Hội đồng Nghệ thuật tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành theo dõi tổng duyệt vở diễn.
Tác giả, Hội đồng Nghệ thuật tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành theo dõi tổng duyệt vở diễn.

Tham dự buổi tổng duyệt có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; các đồng chí trong Hội đồng Nghệ thuật tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Nam Đàn, Yên Thành, thành phố Vinh cùng đại diện dòng họ Phan Đăng ở xã Hoa Thành (Yên Thành).

Vở diễn “Hừng đông” của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, do NSƯT Nguyễn An Ninh chuyển thể kịch bản dân ca và NSND Lê Hùng đạo diễn.

Nội dung vở diễn tập trung ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Phan Đăng Lưu (1902 - 1941), quê xã Hoa Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), là chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo kiên trung, xuất sắc, mẫu mực, có tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược, khôn khéo, bản lĩnh, nhân văn, xả thân vì nghĩa lớn.

Cảnh đồng chí Phan Đăng Lưu từ biệt gia đình, quê hương lên đường làm cách mạng.
Cảnh đồng chí Phan Đăng Lưu từ biệt gia đình, quê hương lên đường làm cách mạng.

Đồng thời, ông còn là nhà báo, nhà văn, một nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta. Trí tuệ, bản lĩnh, tài năng, đạo đức và nhân cách của ông đã góp phần xuất sắc cho Đảng, cho cách mạng, nhân dân ở một giai đoạn vẻ vang, tạo tiền đề quan trọng tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Những cống hiến xuất sắc và hy sinh to lớn của đồng chí Phan Đăng Lưu - tấm gương cộng sản sáng ngời của ông mãi mãi được toàn Đảng, toàn dân ta và các thế hệ mai sau đời đời trân trọng, ghi nhớ, ra sức học tập, noi theo.

Cảnh Phan Đăng Lưu gặp chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu ở Huế.
Cảnh Phan Đăng Lưu gặp chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu ở Huế.

Vở diễn bao gồm các phân cảnh: Cảnh 1, Quê nhà: Phan Đăng Lưu là nhân viên Trại tơ tằm Thanh Ba, Phú Thọ về thăm nhà. Cảnh này nêu bật trí thông minh, bản lĩnh, hoài bão của chàng thanh niên xứ Nghệ; truyền thông văn hóa, yêu nước của gia đình và quê hương ông. Cảnh 2, Vinh, Nghệ An: Phan Đăng Lưu từ bỏ vị trí một viên chức trong bộ máy của Thực dân, trở thành nhà hoạt động cách mạng.

Cảnh 3, Huế: Hoạt động cách mạng của Phan Đăng Lưu ở Huế. Cảnh 4: Phan Đăng Lưu trong nhà tù Buôn Ma Thuột (1929-1936). Cảnh 5: Phan Đăng Lưu chỉ đạo đấu tranh nghị trường, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Huế (1936-1939). Cảnh 6: Nam Kỳ sục sôi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Cảnh 7: Phan Đăng Lưu ra Bắc, dự Hội nghị tái lập BCH Trung ương Đảng, xin chủ trương đình hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Và cảnh kết, Hừng đông: Phan Đăng Lưu bị địch bắt ngay khi về đến Sài Gòn, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra trong khí thế cách mạng ngút trời của quần chúng; kẻ thù đàn áp hết sức dã man; Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sỹ cách mạng ưu tú ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do…

Cảnh
Cảnh đồng chí Phan Đăng lưu chỉ đạo đấu tranh cách mạng.

Sau khi tổng duyệt, Hội đồng Nghệ thuật của tỉnh sẽ có thêm những ý kiến đóng góp về nội dung và cách trình bày, diễn xuất để vở diễn “Hừng đông” tiếp tục được hoàn thiện trước lúc công diễn phục vụ các sự kiện chính trị và quần chúng nhân dân.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.