Tổng thống Pháp đề xuất sửa đổi chính sách nhập cư toàn châu Âu

Nhật Minh ( (Tổng hợp))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, Hiệp ước Schengen và cơ chế tiếp nhận người nhập cư hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) bị thiếu sót sâu sắc và cần sửa đổi khẩn cấp.

Ngày 26/4, tại cuộc họp báo lớn đầu tiên kể từ khi phong trào biểu tình Áo Vàng nổ ra tháng 11/2018, ông Macron đã công bố loạt biện pháp chính sách nhằm xoa dịu người biểu tình, trong đó có đề xuất sửa đổi chính sách nhập cư toàn châu Âu và Hiệp ước Schengen.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất thu hẹp khu vực Schegen Ảnh: BBC
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất thu hẹp khu vực Schegen. Ảnh: BBC
Được biết, nhà lãnh đạo Pháp lập luận hiệp ước đảm bảo hoạt động đi lại tự do trong khu vực Schengen đã không còn phù hợp. Tương tự, theo ông, Chính sách tị nạn chung châu Âu hay còn gọi là Quy chế Dublin hiện nay nhằm xác định quốc gia thành viên EU nào phải chịu trách nhiệm tiếp nhận người xin tị nạn cũng không hiệu quả.

Quy chế Dublin cho phép một nước thành viên EU gửi trả người xin tị nạn cho đất nước đầu tiên mà họ đến khi vào EU. Điều luật này đã được Tòa án Công lý Châu Âu phê duyệt năm 2017. Theo phiên bản hiện nay của quy chế – đi vào hiệu lực từ năm 2013, áp dụng với tất cả nước thành viên EU trừ Đan Mạch – tiêu chí chính để xác định trách nhiệm chính là điểm tiếp nhận đầu tiên.

Tổng thống Pháp kêu gọi tăng cường an ninh biên giới, trong đó có thể dẫn đến một khu vực Schengen với ít thành viên hơn. Khu vực Schengen hiện nay bao gồm 26 nước, trong đó có 22 nước thành viên EU và 4 nước không thành viên: Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Liechtenstein. Nó được đặt tên theo Hiệp ước Schengen năm 1985, quy định bãi bỏ biên giới nội bộ, cho phép người dân trong khu vực được đi lại tự do từ nước này sang nước khác.

Đã xuất hiện những lời kêu gọi sửa đổi Quy chế Dublin kể từ khi cuộc khủng hoảng tị nạn và di cư tại châu Âu năm 2015 dẫn đến tình trạng xử lý tồn đọng và đặt gánh nặng không cân xứng lên các nước EU phía Nam. Trong khi quy chế này vẫn còn hiệu lực, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá điều luật này đã bị lỗi thời. Năm 2016, EC đề xuất cải cách Hệ thống Dublin, bao gồm cơ chế phân bổ chính xác nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia tiếp nhận người nhập cư một cách công bằng.  

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.