Top tên lửa không đối không bắn xa nhất thế giới

30/01/2017 08:03

Nếu Mỹ có AIM-154 thì Nga có tên lửa không đối không R-33/37 sở hữu sức mạnh tương đương, thậm chí là bắn xa hơn.

R-33 (định danh NATO là AA-9 Amos) là mẫu tên lửa không đối không tầm xa hiện đại nhất của Không quân Nga hiện nay. Nếu AIM-54 gắn liền với tên tuổi chiến đấu cơ F-14 Tomcat thì R-33 lại là vũ khí không thể thiếu trên dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 Foxhound nổi tiếng. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
R-33 (định danh NATO là AA-9 Amos) là mẫu tên lửa không đối không tầm xa hiện đại nhất của Không quân Nga hiện nay. Nếu AIM-54 gắn liền với tên tuổi chiến đấu cơ F-14 Tomcat thì R-33 lại là vũ khí không thể thiếu trên dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 Foxhound nổi tiếng. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Mục đích Liên Xô phát triển R-33 về cơ bản cũng tương tự như AIM-54, cả hai dòng tên lửa không đối không này đều được phát triển trong cùng một giai đoạn vào đầu những năm 1970. Mục tiêu của R-33 chính là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress và máy bay trinh sát SR-71 Blackbird của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: russianarms.ru
Mục đích Liên Xô phát triển R-33 về cơ bản cũng tương tự như AIM-54, cả hai dòng tên lửa không đối không này đều được phát triển trong cùng một giai đoạn vào đầu những năm 1970. Mục tiêu của R-33 chính là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress và máy bay trinh sát SR-71 Blackbird của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: russianarms.ru
Lịch sử phát triển của R-33 có mối liên hệ chặt chẽ với phương tiện triển khai nó là những chiếc MiG-31 hay chương trình hiện đại hóa MiG-25 (E-155MP) vào cuối những năm 1960. Nói cách khác R-33 chính là sự kế thừa từ mẫu tên lửa không đối không tầm xa R-40 vốn được trang bị trên MiG-25 và bản thân MiG-31 sau này vẫn có thể triển khai được R-40. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Lịch sử phát triển của R-33 có mối liên hệ chặt chẽ với phương tiện triển khai nó là những chiếc MiG-31 hay chương trình hiện đại hóa MiG-25 (E-155MP) vào cuối những năm 1960. Nói cách khác R-33 chính là sự kế thừa từ mẫu tên lửa không đối không tầm xa R-40 vốn được trang bị trên MiG-25 và bản thân MiG-31 sau này vẫn có thể triển khai được R-40. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Đề án phát triển R-33 được Liên Xô hoàn thành vào năm 1970 và đã sẵn sàng cho thử nghiệm phóng từ máy bay chuyên dụng. Tuy nhiên lúc đó MiG-31 vẫn chưa ra đời và để có thể triển khai R-33 các thiết kế sư đã phải cải tạo những chiếc MiG-25 và MiG-21 thành các phương tiện phóng thử nghiệm. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Đề án phát triển R-33 được Liên Xô hoàn thành vào năm 1970 và đã sẵn sàng cho thử nghiệm phóng từ máy bay chuyên dụng. Tuy nhiên lúc đó MiG-31 vẫn chưa ra đời và để có thể triển khai R-33 các thiết kế sư đã phải cải tạo những chiếc MiG-25 và MiG-21 thành các phương tiện phóng thử nghiệm. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Bên cạnh đó để thử nghiệm hệ thống radar mảng pha Zaslon sẽ được trang bị trên MiG-31 và nó cũng sẽ là cặp bài trùng với R-33. Liên Xô cũng tiến hành cải tạo lại một chiếc máy bay phản lực Tu-104 để mang theo Zaslon nhằm kiểm tra khả năng đồng bộ trong hoạt động giữa Zaslon và R-33 trước khi trang bị chúng cho MiG-31. Nguồn ảnh: keypublishing.com
Bên cạnh đó để thử nghiệm hệ thống radar mảng pha Zaslon sẽ được trang bị trên MiG-31 và nó cũng sẽ là cặp bài trùng với R-33. Liên Xô cũng tiến hành cải tạo lại một chiếc máy bay phản lực Tu-104 để mang theo Zaslon nhằm kiểm tra khả năng đồng bộ trong hoạt động giữa Zaslon và R-33 trước khi trang bị chúng cho MiG-31. Nguồn ảnh: keypublishing.com
Về cơ bản nguyên lý hoạt động của tên lửa R-33 tương tự như AIM-54, là sự kết hợp giữa hệ thống radar dẫn đường bán chủ động cho phép tự thu thập dữ liệu và cập nhập dữ liệu về mục tiêu khi bay và sự điều hướng quán tính để dẫn tên lửa đến đúng mục tiêu. Trong khi đó radar mảng pha Zaslon trên MiG-31 cho phép nó có thể triển khai từ 1-4 tên lửa R-33 tấn công đồng thời các mục tiêu riêng biệt. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Về cơ bản nguyên lý hoạt động của tên lửa R-33 tương tự như AIM-54, là sự kết hợp giữa hệ thống radar dẫn đường bán chủ động cho phép tự thu thập dữ liệu và cập nhập dữ liệu về mục tiêu khi bay và sự điều hướng quán tính để dẫn tên lửa đến đúng mục tiêu. Trong khi đó radar mảng pha Zaslon trên MiG-31 cho phép nó có thể triển khai từ 1-4 tên lửa R-33 tấn công đồng thời các mục tiêu riêng biệt. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trong quá trình thử nghiệm R-33 trên biến thể MiG-25P-10, mẫu tên lửa không đối không này tiếp tục được các thiết kế sư Liên Xô hoàn thiện nhất là việc sử dụng hệ thống giá treo vũ khí mới dành cho R-33. Và mục tiêu bay đầu tiên R-33 bắn hạ khi được phóng đi từ một chiếc MiG-31 là MiG-17, thử nghiệm này được thực hiện vào đầu năm 1977. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trong quá trình thử nghiệm R-33 trên biến thể MiG-25P-10, mẫu tên lửa không đối không này tiếp tục được các thiết kế sư Liên Xô hoàn thiện nhất là việc sử dụng hệ thống giá treo vũ khí mới dành cho R-33. Và mục tiêu bay đầu tiên R-33 bắn hạ khi được phóng đi từ một chiếc MiG-31 là MiG-17, thử nghiệm này được thực hiện vào đầu năm 1977. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trọng lượng của R-33 là 490kg với chiều dài cơ sở 4.1m, nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng tới 47.5kg. Với kích thước trên một chiếc MiG-31 chỉ có thể mang theo tối đa 4 quả R-33 và tất cả đều được đặt dưới thân máy bay. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trọng lượng của R-33 là 490kg với chiều dài cơ sở 4.1m, nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng tới 47.5kg. Với kích thước trên một chiếc MiG-31 chỉ có thể mang theo tối đa 4 quả R-33 và tất cả đều được đặt dưới thân máy bay. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
R-33 được gắn hệ thống dẫn đường ra-đa bán chủ động RGS-33 và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại TGS-33. Trong quá trình phát triển R-33 Liên Xô cũng từng có ý định trang bị cho mẫu tên lửa này hệ thống radar chủ động tuy nhiên sau đó thiết kế này bị bỏ qua. Ngoài ra R-33 cũng được tích hợp một thiết bị kiểm soát tên lửa là MFBU-410. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru
R-33 được gắn hệ thống dẫn đường ra-đa bán chủ động RGS-33 và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại TGS-33. Trong quá trình phát triển R-33 Liên Xô cũng từng có ý định trang bị cho mẫu tên lửa này hệ thống radar chủ động tuy nhiên sau đó thiết kế này bị bỏ qua. Ngoài ra R-33 cũng được tích hợp một thiết bị kiểm soát tên lửa là MFBU-410. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru
Cận cảnh những quả tên lửa R-33 bên dưới thân của một chiếc MiG-31. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Cận cảnh những quả tên lửa R-33 bên dưới thân của một chiếc MiG-31. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Tầm bắn của tên lửa không đối không R-33 có thể lên đến 340km với các biến thể cải tiến do Nga phát triển, trong khi đó tầm bắn hiệu quả của nó cũng đã ở mức 160km. Vận tốc bay của các biến thể R-33 đều ở mức Mach 4.5 tức gấp 4.5 lần vận tốc âm thanh và nó hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu khi chúng đang bay ở vận tốc Mach 3.5. Nguồn ảnh: goodwp.com
Tầm bắn của tên lửa không đối không R-33 có thể lên đến 340km với các biến thể cải tiến do Nga phát triển, trong khi đó tầm bắn hiệu quả của nó cũng đã ở mức 160km. Vận tốc bay của các biến thể R-33 đều ở mức Mach 4.5 tức gấp 4.5 lần vận tốc âm thanh và nó hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu khi chúng đang bay ở vận tốc Mach 3.5. Nguồn ảnh: goodwp.com
Chưa hài lòng với sức mạnh của R-33, Nga còn cho ra mắt biến thể cải tiến của nó là Vympel R-37 với các tính năng tác chiến vượt trội hơn hẳn người tiền nhiệm. Và thay vì tiêu diệt máy bay ném bom tầm xa thì R-37 lại được thiết kế để tiêu diệt các máy bay tác chiến điện tử hoặc chỉ huy trên không của đối phương. Nguồn ảnh: military-today
Chưa hài lòng với sức mạnh của R-33, Nga còn cho ra mắt biến thể cải tiến của nó là Vympel R-37 với các tính năng tác chiến vượt trội hơn hẳn người tiền nhiệm. Và thay vì tiêu diệt máy bay ném bom tầm xa thì R-37 lại được thiết kế để tiêu diệt các máy bay tác chiến điện tử hoặc chỉ huy trên không của đối phương. Nguồn ảnh: military-today
Để có thể tương thích với các chiến đấu cơ không được trang bị hệ thống radar mảng pha như MiG-31, R-37 cũng được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động tiên tiến là Agat 9B-1388 nhằm duy trì khả năng tấn công tầm xa của mình ước tính từ 150-390km. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có mẫu máy bay nào trên thế giới có thể triển khai R-37 ngoài MiG-31, ngoài ra nó cũng chưa tìm được khách hàng phù hợp. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Để có thể tương thích với các chiến đấu cơ không được trang bị hệ thống radar mảng pha như MiG-31, R-37 cũng được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động tiên tiến là Agat 9B-1388 nhằm duy trì khả năng tấn công tầm xa của mình ước tính từ 150-390km. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có mẫu máy bay nào trên thế giới có thể triển khai R-37 ngoài MiG-31, ngoài ra nó cũng chưa tìm được khách hàng phù hợp. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trọng lượng cơ bản của R-37 lên tới 600kg và nó dài tương đương R-33. Ngoài đầu đạn nổ cực mạnh R-37 còn được trang bị cả đầu đạn phân mảnh nặng khoảng 60kg. Tốc độ bay của nó có thể đạt Mach 6 nhanh nhất trong mọi dòng tên lửa không đối không trên thế giới hiện tại. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Trọng lượng cơ bản của R-37 lên tới 600kg và nó dài tương đương R-33. Ngoài đầu đạn nổ cực mạnh R-37 còn được trang bị cả đầu đạn phân mảnh nặng khoảng 60kg. Tốc độ bay của nó có thể đạt Mach 6 nhanh nhất trong mọi dòng tên lửa không đối không trên thế giới hiện tại. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru
Mục tiêu của Nga hiện tại không gì khác là triển khai R-37 hoặc các biến thể của nó lên trên các dòng chiến đấu cơ chủ lực của nước này như Su-35S hay tương lai là Sukhoi T-50 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào MiG-31 khi dòng chiến đấu cơ này đã gần hết vòng đời của mình. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru
Mục tiêu của Nga hiện tại không gì khác là triển khai R-37 hoặc các biến thể của nó lên trên các dòng chiến đấu cơ chủ lực của nước này như Su-35S hay tương lai là Sukhoi T-50 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào MiG-31 khi dòng chiến đấu cơ này đã gần hết vòng đời của mình. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Top tên lửa không đối không bắn xa nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO