Triền núi bị nứt toác, uy hiếp hàng chục nhà dân ở Nghệ An

Tiến Hùng - Công Kiên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Sau trận mưa lớn, một vết nứt kéo dài hàng trăm mét xé toạc cả triền núi, đe dọa tính mạng của hàng chục hộ dân sống bên dưới.
Triền núi nứt toác, uy hiếp nhiều nhà dân ở Con Cuông. Clip: Tiến Hùng - Công Kiên
Một tuần nay,  xã Châu Khê (huyện Con Cuông), phải bố trí lực lượng túc trực 24/24 ở bản Bủng Xá đề cảnh báo người dân qua lại vì tình trạng sạt lở.
Một tuần nay, xã Châu Khê (Con Cuông), phải bố trí lực lượng túc trực 24/24h ở bản Bủng Xát để cảnh báo người dân qua lại vì tình trạng lở núi. Ảnh: Tiến Hùng
Ông Nguyễn Thế Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết, vết nứt chạy dọc triền núi xuất hiện từ ngày 29/10, sau đợt mưa lớn. Ngay sau khi nhận được thông tin, xã đã sơ tán 17 hộ với hơn 50 nhân khẩu. Những người này hiện vẫn phải tá túc ở nhà người thân, họ hàng ở gần đó.
Ông Nguyễn Thế Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết, vết nứt chạy dọc triền núi xuất hiện từ ngày 29/10, sau đợt mưa lớn. Ngay sau khi nhận được thông tin, xã đã sơ tán 17 hộ với hơn 50 nhân khẩu. Những người này hiện vẫn phải tá túc ở nhà người thân, họ hàng gần đó. Ảnh: Công Kiên
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nghệ An, vết nứt nhiều đoạn sâu khoảng 2 mét, rộng 1 mét chạy theo hình vòng cung dài hơn 200m. Vết nứt này đã xé toạc triền núi, nguy cơ đổ ào xuống bản làng phía dưới bất cứ lúc nào.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nghệ An, vết nứt nhiều đoạn sâu khoảng 2 mét, rộng 1 mét chạy theo hình vòng cung dài hơn 200 mét. Vết nứt này đã xé toạc triền núi, nguy cơ đổ ào xuống bản, làng phía dưới bất cứ lúc nào. Ảnh: Tiến Hùng
Khu vực này vốn là cánh rừng tre do người dân trồng từ nhiều đời nay. Theo ước tính của Phó Chủ tịch UBND xã Châu Khê, lượng đất, đá bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi khoảng 500.000 khối. "Nếu mưa tiếp, nguy cơ sẽ đổ ập xuống, không chỉ cuốn luôn cả 17 nhà dân mà cả tuyến đường nhựa cũng sẽ bị cuốn phăng xuống lòng hồ thủy điện", ông Nguyễn Thế Anh nói và cho rằng, giải pháp tối ưu nhất để xử lý tình trạng này là nổ mìn khối đất, đá này. Ảnh: Công Kiên
Khu vực này vốn là cánh rừng tre do người dân trồng từ nhiều đời nay. Theo ước tính của Phó Chủ tịch UBND xã Châu Khê, lượng đất, đá bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi khoảng 500.000 khối. "Nếu mưa tiếp, nguy cơ sẽ đổ ập xuống, không chỉ cuốn luôn cả 17 nhà dân mà cả tuyến đường nhựa cũng sẽ bị cuốn phăng xuống lòng hồ thủy điện", ông Nguyễn Thế Anh nói và cho rằng, giải pháp tối ưu nhất để xử lý tình trạng này là nổ mìn khối đất, đá này. Ảnh: Công Kiên
Một lượng lớn đất, đá đã bị sạt xuống chân núi, cạnh đó là những ngôi nhà nằm chênh vênh. Nhiều cây cối, thậm chí một phần mái hiên của ngôi nhà bị sạt xuống. Ảnh: Tiến HùngMột lượng lớn đất, đá đã bị sạt xuống chân núi, cạnh đó là những ngôi nhà nằm chênh vênh. Nhiều cây cối, thậm chí một phần mái hiên của ngôi nhà bị sạt xuống. Ảnh: Tiến Hùng
"Chúng tôi sinh sống bao đời nay vẫn yên ổn. Chả bao giờ thấy hiện tượng này cả", bà Lộc Thị Diễn (62 tuổi), một trong những hộ nằm dưới chân núi phải sơ tán khẩn cấp nói. Ảnh: Công Kiên
"Chúng tôi sinh sống bao đời nay vẫn yên ổn. Chả bao giờ thấy hiện tượng này cả", bà Lộc Thị Diễn (62 tuổi), một trong những hộ nằm dưới chân núi phải sơ tán khẩn cấp nói. Ảnh: Công Kiên
Những ngôi nhà có nguy cơ bị cuốn phăng xuống lòng hồ nếu tiếp tục lở núi. Bản Bủng Xát nằm kẹt giữa 2 thủy điện. Xuôi về hạ du chừng 8 km là đập Thủy điện Chi Khê, còn ngược lên phía trên tầm 5 km là Thủy điện Suối Choăng. Nhiều người dân cho rằng, nguyên nhân xảy ra lở núi là do thủy điện tích nước, kèm theo mưa nhiều... Ảnh: Tiến Hùng
Những ngôi nhà có nguy cơ bị cuốn phăng xuống lòng hồ nếu tiếp tục lở núi. Bản Bủng Xát nằm kẹt giữa 2 thủy điện. Xuôi về hạ du chừng 8 km là đập Thủy điện Chi Khê, còn ngược lên phía trên tầm 5 km là Thủy điện Suối Choăng. Nhiều người dân cho rằng, nguyên nhân xảy ra lở núi là do thủy điện tích nước, kèm theo mưa nhiều... Ảnh: Tiến Hùng
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để lập dự án di dời khẩn cấp các hộ dân. Chiều 6/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao các sở, ngành xem xét tờ trình của huyện Con Cuông để tham mưu cho UBND tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao huyện Con Cuông tiếp tục chỉ đạo UBND xã Châu Khê và các đơn vị thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hộ dân đang sống tại vùng bị sạt lở để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản. Chủ động thuê tư vấn khảo sát hiện trạng, xây dựng giải pháp tối ưu để xử lý sạt lở. Ảnh: Công Kiên
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để lập dự án di dời khẩn cấp các hộ dân. Chiều 6/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao các sở, ngành xem xét tờ trình của huyện Con Cuông để tham mưu cho UBND tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao huyện Con Cuông tiếp tục chỉ đạo UBND xã Châu Khê và các đơn vị thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hộ dân đang sống tại vùng bị sạt lở để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản. Chủ động thuê tư vấn khảo sát hiện trạng, xây dựng giải pháp tối ưu để xử lý sạt lở. Ảnh: Công Kiên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.