Trump bị chỉ trích vì định gặp thủ lĩnh Taliban

MỹTrump bị phản ứng dữ dội vì lên kế hoạch hòa đàm bí mật với Taliban ở Trại David chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm vụ khủng bố 11/9.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/9 tuyên bố hủy cuộc hòa đàm đã được lên kế hoạch với thủ lĩnh Taliban chỉ ít giờ sau khi nhóm phiến quân ở Afghanistan này thực hiện loạt vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Kabul trong tuần qua khiến 12 người chết, trong đó có một lính Mỹ.

Thông báo của Trump lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ các nghị sĩ Mỹ về cả địa điểm lẫn thời gian của kế hoạch hòa đàm bí mật này. Nếu cuộc hòa đàm được tiến hành như kế hoạch, chính quyền Trump sẽ mời các thành viên Taliban đến Mỹ, đặc biệt là tới Trại David, nơi nghỉ dưỡng của nhiều đời tổng thống Mỹ.

Trump bị chỉ trích vì định gặp thủ lĩnh Taliban ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Pennsylvania ngày 10/10/2018. Ảnh: Reuters

Nghị sĩ Liz Cheney, con gái cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney, phản đối gay gắt ý tưởng mời các thành viên Taliban đến Trại David. "Đó là nơi các lãnh đạo Mỹ nhóm họp để lên kế hoạch về phản ứng sau khi al-Qaeda, dưới sự hỗ trợ của Taliban, giết hơn 3.000 người Mỹ ngày 11/9/2001", bà viết trên Twitter.

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Adam Kinzinger, một cựu binh không quân Mỹ, thể hiện sự đồng tình khi cho rằng các thành viên của Al-Qaeda "không bao giờ" được phép xuất hiện ở Mỹ.

Thời điểm Trump dự định tổ chức hòa đàm với Taliban cũng khiến nhiều người ngạc nhiên. "Trump mang Taliban đến Mỹ vào dịp kỷ niệm ngày 11/9?", nghị sĩ đảng Dân chủ Eric Swalwell đặt câu hỏi trên Twitter, trong khi nghị sĩ Justin Amash, cựu thành viên Cộng hòa, viết "Thế còn chấm dứt chiến tranh mà không phải mời Taliban ăn tối vào dịp 11/9 thì sao?"

Mỹ và Taliban hồi đầu tuần thống nhất dự thảo thỏa thuận hòa bình, trong đó Washington sẽ rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan trong những tháng tới. Đổi lại, phiến quân Taliban cam kết không biến quốc gia này thành căn cứ cho các hoạt động tấn công Mỹ và đồng minh.

Dù vậy, thỏa thuận hòa bình để kết thúc cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ sẽ đòi hỏi hàng loạt cuộc đàm phán giữa các phe phái tại Afghanistan. Phiến quân Taliban đã từ chối đề xuất ngừng bắn và đẩy mạnh các hoạt động tấn công trên khắp đất nước.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.