Trung Quốc gặp khó trước cửa ngõ TPP

(Baonghean) - Trong khi dư luận thế giới và 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP đang mừng rỡ với kết quả lịch sử vừa đạt được thì Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại không hề hào hứng và phản ứng rất thận trọng. 

Bắc Kinh trước ngã 3 đường
Được đánh giá là một sân chơi kinh tế lớn bậc nhất thế giới, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương lại thiếu vắng nền kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 toàn cầu - Trung Quốc. Câu hỏi được đặt ra lúc này: Trung Quốc “không màng” TPP hay đã bị “loại khéo” khỏi cuộc chơi? 
Theo các chuyên gia kinh tế, khả năng Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là có thể xảy ra. 	Nguồn: Reuters
Theo các chuyên gia kinh tế, khả năng Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là có thể xảy ra. Nguồn: Reuters
Nhìn lại toàn bộ lộ trình của TPP có thể thấy, Trung Quốc chưa từng hứng thú tham gia các cuộc đàm phán TPP dù đã được phía Mỹ “bật đèn xanh”. Bởi Trung Quốc thừa hiểu, Mỹ quyết định tham gia TPP vào năm 2008 và dần trở thành quốc gia dẫn dắt Hiệp định thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, chắc chắn không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế. 
Giới phân tích chỉ ra rằng, TPP là bước đệm quan trọng cho chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Mỹ công bố năm 2010. Trong chiến lược thế kỷ này, mắt xích quan trọng hàng đầu chính là tăng cường ảnh hưởng và cạnh tranh vị thế với Trung Quốc. Với TPP, ý nghĩa về mặt kinh tế có lẽ còn đứng sau mục tiêu chính trị địa chiến lược mà Mỹ đặt ra. 
Thế nhưng đầu năm 2013, Trung Quốc bất ngờ bày tỏ ý định muốn tham gia TPP. Khi đó, các nhà kinh tế nhận xét rằng, Trung Quốc tính toán quá khôn ngoan khi đưa ra quyết định như vậy. Như vậy, Trung Quốc chấp nhận “chịu nhịn” để không đánh mất cơ hội tham gia định hình một trụ cột kinh tế quan trọng của hệ thống thương mại toàn cầu.
Tham gia TPP, sức cạnh tranh hàng hóa của Trung Quốc chắc chắn cũng tăng lên. Ngoài ra, mọi bước đi điều chỉnh địa chiến lược hay kinh tế của Washington cũng sẽ nằm trong tầm thông tin kiểm soát của Trung Quốc.
Vào TPP không dễ!
Hàng loạt khó khăn ngay lập tức xuất hiện sau ý định gia nhập TPP của Trung Quốc. Bản thân Bắc Kinh không muốn phải tuân thủ quá nhiều quy định trong thỏa thuận TPP. Đặc biệt trong đó, rất nhiều điều khoản yêu cầu đẩy mạnh cải cách như mở cửa thị trường tài chính hay vấn đề cạnh tranh hàng hóa.
Chính các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thừa nhận, dù gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng không phải lúc nào Trung Quốc cũng tuân thủ đầy đủ các quy định của tổ chức này. Bên cạnh đó, sự minh bạch trong hệ thống tài chính cũng là rào cản cho lộ trình gia nhập TPP của Trung Quốc. 
Về phía Mỹ, dù tỏ ra rộng rãi mời gọi Trung Quốc tham gia nhưng mặt khác đưa ra rất nhiều yêu cầu khắt khe đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, TPP gồm 12 quốc gia thành viên, nên việc Trung Quốc có tham gia hay không, Mỹ không thể một mình quyết định.
Tin buồn cho Trung Quốc là đa phần các nước tham gia TPP có vẻ không đứng cùng mặt trận với nước này trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, kịch bản Trung Quốc nhập cuộc TPP chắc chắn sẽ còn là tương lai khá xa vời.
Đây cũng là lý do để Trung Quốc thận trọng với TPP, mặt khác xúc tiến mạnh mẽ việc thành lập các định chế tài chính và cơ chế hợp tác thương mại tầm khu vực và toàn cầu mới. Đó là Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hay Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). 
Xét về xu thế chung, những cơ chế hợp tác mang tính toàn cầu, xuyên khu vực, xuyên quốc gia sẽ trở nên phổ biến. Trung Quốc tham gia TPP có thể mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia khác. Thậm chí, có thể giúp cho Mỹ thuận lợi hơn trong việc đối đầu với đối thủ số 1 ở châu Á này.
Có ý kiến cho rằng, khi bị ràng buộc vào một cuộc chơi chung thì đối đầu Mỹ - Trung sẽ tiến triển theo chiều hướng dịu bớt căng thẳng. Như vậy, khả năng TPP và Mỹ mở rộng vòng tay với Trung Quốc không phải là không có, thế nhưng, điều kiện gì và cái giá là bao nhiêu mới là điều mà dư luận quan tâm.
Phương Hoa

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.