Trung Quốc lợi dụng thế bất đồng Nga-Mỹ, thắng lớn ở châu Âu

(Baonghean.vn)- Bắc Kinh đang giành lợi thế về năng lượng trong khu vực, với mức độ có thể so sánh với lợi thế mà Moskva hưởng lợi trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Một sự chuyển dịch địa chính trị đang xảy ra ở châu Âu, có thể khiến chúng ta vô cùng lo sợ. Trong khi không một ai để mắt tới, Trung Quốc đã mở rộng một cách mạnh mẽ tiềm lực kinh tế và quân sự ở phía Đông châu Âu.

Vui lòng nhập tối thiểu 5 từ giúp ích cho việc tìm kiếmsdvsDvvsdv.
Bắc Kinh đang giành lợi thế về năng lượng tại châu Âu. Ảnh: AP.

Trung Quốc, nước được coi đã không làm gì đáng kể để ngăn chặn tham vọng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đã giành được cổ phần đáng kể trong dự án cảng Piraeus Hy Lạp. Nước này cũng đang nỗ lực để giành được tài sản ở CH Séc, Hungary và Ba Lan, bao gồm các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Trong khi đó, tại Bulgaria, các nỗ lực trước đây của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton buộc Bulgaria vi phạm hợp đồng với công ty quốc doanh làm giàu uranium của Nga Rosatom đã không đem lại kết quả như mong đợi, tạo điều kiện cho Trung Quốc thay thế Nga trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Belene mới.

Công ty Rosatom đã kiện Bulgaria thành công do vi phạm hợp đồng. Bulgaria phải trả phí phạt 660 triệu USD, một khoản tiền lớn cho một quốc gia nhỏ bé. Để bù đắp thiệt hại, chính quyền Bulgaria buộc phải tư nhân hóa dự án. Theo truyền thông, Trung Quốc là nhà thầu hàng đầu. Nếu vụ thầu của Trung Quốc thành công, các công ty hạt nhân quốc doanh của nước này sẽ sử dụng thiết bị do Nga chế tạo, hoặc không thì sẽ nắm toàn quyền kiểm soát đối với cơ sở hạt nhân mới.

Không giống như Nga, khi các chương trình phát triển hạt nhân thường xuyên phụ thuộc vào một chương trình khá mềm mỏng, theo đó sử dụng các khoản vay liên chính phủ để tài trợ việc xây dựng còn giao việc quản lý cho các chính quyền địa phương, Trung Quốc thì thâu tóm việc kiểm soát cả nguồn vốn và hoạt động. Do đó, Trung Quốc sẽ có toàn quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng trọng yếu- mà trong trường hợp này là một cơ sở hạt nhân lớn tại một nước thuộc Liên Xô cũ.

Một tình huống tương tự là ở Ba Lan, khi Trung Quốc “hớt tay trên” các hợp đồng xây dựng một nhà máy hạt nhân, đáng lẽ do Mỹ xây dựng. Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ rơi vào tình trạng “tơi tả”, với việc nhà máy hạt nhân Westinghouse tuyên bố phá sản và Tập đoàn GE không thể huy động vốn ngay cả cho các lò phản ứng hạt nhân nước sôi hiện đại tại các nước phát triển hơn. Ngược lại, Trung Quốc, dồi dào nguồn tiền mặt – hầu hết thu được từ giao thương với Mỹ.

Điều xảy ra ở đây là Trung Quốc đang lợi dụng thế bất đồng địa chính trị giữa Nga và Mỹ để giành quyền sở hữu và quản lý các phần trọng yếu của cơ sở hạ tầng năng lượng. Chiến thuật này cũng trao cho Trung Quốc “một đai năng lượng” mở rộng từ Baltic tới Biển Đen. Như vậy, nước này đã quản lý hiệu quả nhiều phần trọng yếu của cơ sở hạ tầng tại Bulgaria, CH Séc, Ba Lan, Romania và Slovakia.

Do lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc, Nhà Trắng buộc phải tuyển đủ các vị trí còn trống trong Bộ Ngoại giao, với các chuyên gia châu Âu và châu Á.

Cách tiếp cận của Mỹ cần cụ thể hơn, ví dụ phải tránh xa chính sách ngăn chặn bừa bãi đối với chiến lược cho phép các dự án của Nga, miễn là chúng không gây bất lợi cho an ninh năng lượng của châu Âu và an ninh của Mỹ.

Chẳng hạn, chúng ta phải tìm mọi cách phản đối lời kêu gọi của Lithuania ngừng xây dựng một nhà máy hạt nhân đang được Nga xây dựng tại Belarus. Lò phản ứng của Nga đang sử dụng công nghệ hiện đại. Thiết kế đã được các nhà quản lý độc lập chấp thuận tại hơn 12 quốc gia, bao gồm Phần Lan, quốc gia được biết đến với các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Mối quan ngại về an toàn của Lithuania vẫn còn chấp nhận được, so với tham vọng bành trướng sự kiểm soát cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Cạnh tranh trong việc xây dựng và quản lý các nhà máy hạt nhân là một ví dụ điển hình trong bàn cờ địa chính trị, nơi không chỉ có thể chiến thắng bằng một lần di chuyển quân cờ, mà còn phải hình dung 2, 3 lần nữa. Người chơi phải xem xét nhiều khía cạnh của kinh tế, địa chính trị và chiến lược quân sự, và trong trường hợp này có nhiều đối thủ./.

Lan Hạ

(Theo National Interest)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.