Trung Quốc 'sáng nắng chiều mưa'

(Baonghean) - Ngày 3/6 vừa qua, Đối thoại Shangri-La - diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á đã mở ra ở Singapore với sự tham dự của gần 600 quan chức quốc phòng cùng các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc “tay bắt mặt mừng” với đại biểu dự Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc “tay bắt mặt mừng” với đại biểu dự Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters.

Các vấn đề nổi trội được bàn luận trong đối thoại gồm có: tình hình an ninh khu vực, kiểm soát chạy đua vũ trang ở châu Á, chính sách quốc phòng, cuộc chiến an ninh phi truyền thống chống lại chủ nghĩa khủng bố…

Nhiều chú ý dành cho đoàn đại biểu Trung Quốc khi mà trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La năm ngoái, Trung Quốc đã chịu nhiều chỉ trích vì thái độ “bất hợp tác” với các quan chức nước khác cũng như báo giới.

Thái độ của trưởng đoàn - Đô đốc Tôn Kiến Quốc và các đồng nghiệp năm nay được cho là “nhũn nhặn” hơn nhiều khi chủ động tổ chức các cuộc họp báo với phóng viên quốc tế và có phần trả lời câu hỏi trôi chảy mà không cần văn bản chuẩn bị trước.

Thậm chí, ông Tôn còn dành nhiều “lời khen” mang tính xã giao cho các đại biểu tham dự Đối thoại - một hình ảnh gần như đối lập với thái độ “bề trên” hồi năm ngoái.

“Nhũn nhặn”, “thiện chí” là thế nhưng có vẻ như chiến thuật “lạ” này của Trung Quốc vẫn không đem lại hiệu quả như mong đợi và vấp phải sự phản ứng của nhiều đại biểu tham dự đối thoại.

Gay gắt nhất phải kể đến Mỹ với bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Với những lời lẽ cứng rắn, ngôn từ “thâm thuý”, ông Carter cáo buộc Trung Quốc “khiêu khích, gây bất ổn và tự cô lập” trong khối. Tuyên bố của đại diện Mỹ chắc chắn không khiến cho đoàn đại biểu Trung Quốc “vừa lòng”, lại nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực.

 Rõ ràng, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông - dù với thái độ “bề trên” như năm ngoái hay sự “hồ hởi” đến mức kỳ lạ của năm nay - khiến các quốc gia ủng hộ ổn định an ninh và phát triển thịnh vượng của cộng đồng quốc tế đều phải bức xúc.

Trung Quốc vẫn thường đem đến cho giới quan sát quốc tế nhiều điều bất ngờ vì những chiến lược, hành xử của mình và sự thay đổi thất thường mà có người còn so sánh vui với “thời tiết sáng nắng chiều mưa”.

Không nói đâu xa, sự xuất hiện của Trung Quốc tại các diễn đàn chung như Shangri-La luôn là điều gì đó khiến người ta hiếu kỳ, chờ đợi. Dù đôi khi bằng một cái nhìn không mấy tích cực…

Hải Triều

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.