Tuyên bố chung của ASEAN không nhắc đến phán quyết 'đường lưỡi bò'

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á hôm nay ra tuyên bố chung nhưng không nhắc đến Trung Quốc hay phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò".

Laos Foreign Minister Saleumxay Kommasith (C) delivers the opening speech at the planary session of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) 49th annual ministerial meeting in Vientiane on July 24, 2016. Southeast Asian foreign ministers were to hold crunch talks in communist Laos on July 24 at a summit already overshadowed by infighting over Beijings sabre rattling in the South China Sea.

Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith (giữa) phát biểu trong phiên toàn thể hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Trong tuyên bố chung, 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhắc lại rằng họ "quan ngại sâu sắc" về "sự cải tạo đất và các hoạt động leo thang", kêu gọi các bên tự kiềm chế ở Biển Đông, AFP đưa tin. ASEAN kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây và đang diễn ra, lưu ý đến sự quan ngại của một số ngoại trưởng về hoạt động cải tạo đất và các hoạt động leo thang trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể gây tổn hại đến hòa bình, an ninh, ổn định khu vực", tuyên bố chung viết.

Ngoại trưởng các nước ASEAN, có mặt tại thủ đô Vientiane, Lào để dự hội nghị thượng đỉnh, đã dành nhiều ngày để thảo luận về cách phản ứng với phán quyết từ Tòa Trọng tài đối với "đường lưỡi bò". Tòa Trọng tài cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

Campuchia được cho là không muốn Trung Quốc bị chỉ trích. Trong khi đó, hầu hết thành viên ASEAN muốn hiệp hội duy trì sức ép đối với chiến dịch xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc của ASEAN, quyết định phải đạt được sự đồng thuận, có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền phủ quyết các đề xuất. Theo AP, lần này, Campuchia đã sử dụng quyền phủ quyết của mình. Năm 2012, Campuchia cũng từng ngăn ASEAN đề cập đến tranh chấp Biển Đông, khiến hội nghị ngoại trưởng lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung.

Tuyên bố chung được đưa ra sau khi những cuộc đàm phán vào phút chót tìm được cách vượt qua sự bế tắc.

"Chúng tôi chỉ muốn tránh nguy cơ sụp đổ", một nhà ngoại giao ASEAN cho biết, nhắc đến sự việc năm 2012.  "Đó là một tuyên bố thỏa hiệp. Và trong một tuyên bố thỏa hiệp, ai đó phải nhường đường", một nhà ngoại giao khác nói.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.