Tuyển sinh 2016: Không chọn Lịch sử vì không có đầu ra

Nhiều trường THPT trên toàn quốc, lượng học sinh đăng ký môn Lịch sử để thi THPT quốc gia năm nay rất thấp. Theo các chuyên gia, đây là lựa chọn dễ hiểu vì môn Lịch sử hiện nay không những khó học, khó thi mà còn không có đầu ra.
Nhiều trường “trắng” học sinh chọn Lịch sử
8 môn thi năm nay gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý, Hóa học. Trong đó, quy chế quy định trong tổng số 4 môn thi để xét tốt nghiệp thì có tới 3 môn bắt buộc 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, những thí sinh không được học Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, Bộ GD&ĐT cho phép chọn môn thay thế. Như vậy, ngoài Văn, Toán là hai môn bắt buộc chính, ở nhiều trường, nhiều địa phương học sinh có tới 2 môn tự chọn để thi xét tốt nghiệp THPT.  
6 học sinh đạt giải nhất quốc gia môn lịch sử được trao thưởng hôm nay. Ảnh: Hà Thu
6 học sinh đạt giải nhất quốc gia môn lịch sử được trao thưởng. Ảnh: Hà Thu
Ông Nghiêm Quý Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) thông tin, môn Lịch sử năm nay có lượng thí sinh đăng ký dự thi ít nhất trong tất cả các môn tự chọn. Cụ thể, trong hơn 400 học sinh lớp 12, chỉ có 6 học sinh đăng ký thi môn Lịch sử. “Những học sinh này thi khối C nên mới tự tin đăng ký thi xét tốt nghiệp môn Lịch sử”, ông Bình nói. Trong khi đó, môn Địa lý có tới 103 học sinh đăng ký dự thi. Theo ông Bình dù những năm gần đây môn học này cũng được khuyến khích đổi mới dạy học nhưng kết quả chưa khả quan.
Tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội), kỳ thi THPT quốc gia 2015 có hơn chục học sinh chọn môn Lịch sử thì năm nay con số này giảm xuống chỉ có 5/500 học sinh đăng ký. Trong khi đó, môn Địa lý có hơn 200 học sinh đăng ký. Thí sinh chọn môn Địa lý tương đương với các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Các trường ở khá xa trung tâm Hà Nội cũng có tỷ lệ học sinh chọn môn Sử để thi rất ít như THPT Ba Vì có 60/520 học sinh, THPT Chương Mỹ A có 56/595 học sinh… Đặc biệt, có nhiều trường “trắng” học sinh lựa chọn môn Lịch sử để thi THPT quốc gia như THPT Lương Thế Vinh, THPT Đại Mỗ, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Tây Đô (Hà Nội)….
Hội đồng thi THPT 2015 môn Lịch sử chỉ có vài thí sinh dự thi. Ảnh: Hồng Vĩnh
Hội đồng thi THPT 2015 môn Lịch sử chỉ có vài thí sinh dự thi. Ảnh: Hồng Vĩnh
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng cho hay, đến thời điểm này các trường đang tiến hành rà soát nguyện vọng của học sinh tuy nhiên theo dự đoán, môn Lịch sử sẽ có ít thí sinh lựa chọn. Theo ông Hồng, kỳ thi năm 2015, mỗi điểm thi thí sinh chọn môn Lịch sử không quá 20 em.
Tỉnh Kon Tum vừa hoàn tất việc khảo sát thống kê sơ bộ nguyện vọng của hơn 3.000 học sinh lớp 12 trên địa bàn (chưa kể học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do). Kết quả, có khoảng 30% học sinh lựa chọn môn Lịch sử để dự thi. Trong khi đó, môn Địa lý có tỷ lệ học sinh chọn cao nhất (chiếm 48%).
Vĩnh Phúc dự kiến có hơn 10.000 học sinh dự thi THPT quốc gia, tuy nhiên chỉ có 219 học sinh dự kiến chọn môn Lịch sử dự thi (chiếm 2,39%).
Học Sử lo thất nghiệp
Nguyễn Thị Thu Hà, học sinh một trường THPT tại Hà Nội cho rằng, mặc dù rất yêu thích Lịch sử, tuy nhiên, việc em không lựa chọn môn Lịch sử để thi là điều đúng đắn. Bởi theo Hà, kiến thức sách giáo khoa quá dàn trải, để thi được bắt buộc phải ghi nhớ nội dung, sự kiện mà đa số học sinh không thể làm được điều đó. “Chưa kể, đọc đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2015 với 4 câu dài đòi hỏi học sinh phải có nhiều kiến thức, biết xâu chuỗi sự kiện mới làm bài được nên ai cũng né để chọn phương án an toàn”, Hà nói.
Ông Nguyễn Văn Hồng cũng cho rằng: “Với sách giáo khoa và cách dạy, cách ra đề thi như hiện nay thì thí sinh không chọn môn Lịch sử để thi là dễ hiểu”. Lý giải vì sao học sinh lựa chọn môn Địa lý khá nhiều, trong khi môn Lịch sử lại quá ít, ông Hồng cho rằng: “Học sinh đang chọn phương án an toàn bởi môn Địa lý chỉ dựa vào Atlat địa lý cũng dễ đạt 5 điểm. Kiến thức môn Địa lý xoay quang thời tiết, tài nguyên, địa hình…nên học sinh dễ học, dễ làm bài hơn”.
Lý giải việc ngày càng có ít học sinh lựa chọn môn Lịch sử để thi THPT quốc gia, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Nguyên nhân chính là do không có đầu ra, học xong không xin được việc làm”. Trên thực tế vị trí, vai trò các môn Khoa học xã hội nói chung, trong đó có môn Lịch sử đang thua kém các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học công nghệ. Hiện nay, học sinh theo học Lịch sử ra trường chỉ có thể làm được những việc như nghiên cứu trong các viện liên quan lịch sử, giáo viên dạy Sử…
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi thì chỉ có khoảng 153.600 thí sinh (chiếm 15,3 %) lựa chọn môn Lịch sử. Kết quả, có 442 thí sinh đạt điểm 0, 1.300 thí sinh bị điểm liệt.
Theo Tiền phong oline

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.