Ukraine: Kiev sẽ không cho phép phía Nga hoàn thành 'Dòng chảy phương Bắc 2'

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Phía Ukraine đã lên tiếng phàn nàn về việc Công ty Gazprom của Nga giảm lượng khí đốt vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine. Điều này không chỉ giảm nguồn thu đáng kể, mà còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của Ukraine. Do đó, đối với Kiev, điều quan trọng nhất là không cho phép dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" hoàn thành.
Lượng khí đốt của Nga vận chuyển quá cảnh qua Ukraine đã giảm đáng kể. Ảnh: Ria Novosti
Lượng khí đốt của Nga vận chuyển quá cảnh qua Ukraine đã giảm đáng kể. Ảnh: Ria Novosti

Người đứng đầu nhà điều hành GTS Ukraine, Sergei Makogon phàn nàn về việc Nga giảm lượng vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine, và cho rằng, điều quan trọng đối với Kiev là không cho phép hoàn thành việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2.

"Vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine không chỉ mang lại nguồn thu giá trị, mà còn là yếu tố quan trọng của an ninh năng lượng và quân sự của Ukraine" - ông Sergei Makogon cho hay.

Theo nhà điều hành GTS Ukraine, trong tháng 2 lượng khí đốt tự nhiên vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine đã giảm 25% so với tháng 1 - xuống còn 2,91 tỷ mét khối. 
Gazprom đang giảm dần lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine. Kể từ khi thông Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, quá trình vận chuyển qua Ukraine đã được chuyển hoàn toàn sang Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria bằng các đường ống dẫn khí mới. Kể từ ngày 1/4, nguồn cung cấp khí đốt cho Romania được đảm bảo đầy đủ từ Bulgaria thông qua "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". 
Người đứng đầu nhà điều hành GTS Ukraine cho rằng, ở phía Nam, các đường ống dẫn khí quá cảnh qua Ukraine hiện đang chỉ cung cấp cho Moldova. Ngoài ra, nếu Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được quá cảnh qua Bulgaria và Serbia, thì Gazprom sẽ chuyển sang đường ống dẫn khí quá cảnh tới Hungary.
"Đối với Ukraine, điều này có nghĩa là sẽ mất thêm 10-12 tỷ mét khối khí vận chuyển hàng năm" - ông Sergei Makogon nhận định.
Hồi cuối tháng 12/2019, Moskva và Kiev đã ký một gói thỏa thuận về việc tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo hợp đồng 5 năm, Gazprom đảm bảo bơm 65 tỷ mét khối khí đốt vào năm 2020 và 40 tỷ mét khối khí trong 4 năm tiếp theo. 

Các dự án khí đốt lớn của Nga:

- "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" là đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen, với công suất 31,5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Vào cuối tháng 12/2019, việc đặt đường ống cho việc mở rộng dự án ở Serbia đã được hoàn thành trên toàn bộ 402 km từ biên giới Bulgaria đến Hungary. Việc giao hàng thương mại bắt đầu từ ngày 1/1/2020.

- "Dòng chảy phương Bắc 2" xây dựng 2 tuyến đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm, đi từ bờ biển Nga qua Biển Baltic tới Đức. Các đường ống dẫn khí cũng đi qua lãnh thổ hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.