Ưu tiên hàng đầu của tân Tổng thống Mỹ là gì?

(Baonghean.vn) - Một cựu thành viên Ủy ban châu Âu phụ trách các vấn đề đối ngoại mới đây nói rằng, 2 vấn đề quan trọng nhất mà vị tổng thống kế tiếp của Mỹ nên tập trung đó là kiềm chế năng lực tên lửa hạt nhân Triều Tiên và ứng phó với những lời kêu gọi theo chủ nghĩa biệt lập vốn dĩ châm ngòi cho sự trỗi dậy của Donald Trump.

Theo Chris Patten, Triều Tiên đang tiến gần tới mục tiêu phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa. Ảnh: Internet.
Theo Chris Patten, Triều Tiên đang tiến gần tới mục tiêu phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa. Ảnh: Internet.

Chris Patten, từng có thời gian phụ trách chính sách đối ngoại cho Ủy ban châu Âu trong giai đoạn 1999-2004, và hiện là hiệu trưởng danh dự của Đại học Oxford, đã đưa ra bình luận trên trong một bài viết cho Project Syndicate, nói rằng mối đe dọa vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên là đáng lo ngại nhất.

Patten nói: “Chế độ do ông Kim Jong-un lãnh đạo không chỉ sở hữu vũ khí hạt nhân, mà còn đang nghiên cứu phát triển năng lực phóng tên lửa tầm xa. Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa mới đây - bao gồm cuộc thử nghiệm hạt nhân lớn nhất hồi tháng trước - cho thấy nước này đã tiến rất gần mục tiêu”.

Patten cho rằng Mỹ phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên. Ông nói: “Giới chức Trung Quốc vẫn quả quyết rằng họ không thể kiểm soát Triều Tiên. Ở chừng mực nào đó thì điều đó có thể đúng. Tuy nhiên, rõ ràng không ai có ảnh hưởng tại Bình Nhưỡng nhiều hơn đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông nói rằng nên đưa ra “chút lợi ích” để đổi lấy việc Trung Quốc thực thi tầm ảnh hưởng đối với Triều Tiên. Những sự nhượng bộ kiểu đó có thể bao gồm “sự thay đổi vừa phải” trong đường hướng của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Ông phân tích thêm: “Điều này chắc chắn không được ủng hộ, nhất là từ phía các láng giềng của Trung Quốc. Nhưng đó có thể cũng là việc cần thiết để kiềm tỏa mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Tháo ngòi tham vọng hạt nhân của Triều Tiên có thể xứng đáng với sự đánh đổi này”.

Chủ nghĩa biệt lập châm ngòi cho sự trỗi dậy của ứng viên Donald Trump. Ảnh: Internet.
Chủ nghĩa biệt lập châm ngòi cho sự trỗi dậy của ứng viên Donald Trump. Ảnh: Internet.

Patten cũng bày tỏ lo ngại về chủ nghĩa biệt lập ngày một lớn lên tại Mỹ.

“Nước Mỹ, cũng như một số nước châu Âu, hiện đang đứng trước nguy cơ bước vào giai đoạn tư duy khép kín và đóng cửa biên giới. Trong khi ứng viên ôn hòa hơn là Hillary Clinton có thể đánh bại người theo chủ nghĩa biệt lập một cách bất cần là ông Donald Trump, luồng phản ứng với sự cởi mở từng châm ngòi cho sự trỗi dậy của Trump sẽ không tự mình triệt tiêu”, ông nói.

Giải quyết những mối bất bình khuấy đảo làn sóng phản đối mở cửa kinh tế cần phải là một ưu tiên của tân Tổng thống Mỹ, để khôi phục hình ảnh vùng đất cơ hội của quốc gia này, điều vốn rất quan trọng đối với quyền lực mềm của Mỹ trong quá khứ, Patten nhận định.

Phú Bình

(Theo Yonhap)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.