Về nơi người dân liều lĩnh ăn cá nóc hàng ngày

(Baonghean.vn) - Nói đến cá nóc, ai cũng sợ. Vậy mà, người dân xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc lại coi cá nóc là món đặc sản truyền thống. Bởi vậy, việc khai thác, mua bán và sử dụng cá này ở đây diễn ra khá nhộn nhịp.

Mỗi sáng, khi thuyền cá của ngư dân các xóm chài xã Nghi Tiến cập bờ thì chỉ ít phút sau, từng đoàn người, người thau, kẻ mẹt bày cá nóc bán đầy dọc đường làng. Người mua cũng đến rất nhanh. Chỉ vài lời mặc cả chiếu lệ, bao nhiêu cá nóc bày bán, họ đều mua hết về để ăn.

Dãy hàng bán cá nóc nhộn nhịp mỗi sớm mai. Ảnh: Văn Thành
Dãy hàng bán cá nóc nhộn nhịp mỗi sớm mai. Ảnh: Văn Thành

Mùa khai thác cá nóc bắt đầu từ tháng 5, kết thúc cuối tháng 10 âm lịch. Hiện nay đầu mùa nên cá còn nhỏ. Một chục cá nóc có giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng. Người dân ở đây cho biết, chỉ ít tháng nữa cá lớn, giá này sẽ được tăng lên 40.000 - 50.000 đồng.

Xã bãi ngang Nghi Tiến có gần 140 thuyền cá đánh bắt ven bờ. Về mùa này, ngoài khai thác hải sản truyền thống, hầu hết số thuyền cá ở địa phương đều tranh thủ ra biển bắt thêm cá nóc. Hàng ngày, sau khi đánh bắt mực ghẹ ngoài lộng về, nghỉ ngơi một lúc, 4 giờ sáng ngư dân lại cho thuyền chạy ra cách bờ 1,5km trở lại để câu cá nóc. Đến 7, 8 giờ sáng lại vào bờ. Bình quân mỗi thuyền câu được 300 - 400 con, bán được khoảng 400.000 đồng. Cá nóc về bao nhiêu, bán hết bấy nhiêu. 

Cá nóc đầu mùa giá bán 10.000 – 15.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Thành
Cá nóc đầu mùa giá bán 10.000 - 15.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Thành

Điều lạ là cả người bán lẫn người mua đều cam đoan rằng cá nóc này không độc. Theo ông Lưu Đình Ổn – một ngư dân ở xóm 9, xã Nghi Tiến: "Cá nóc độc là loại cá nóc hòm, cá nóc gai và cá nóc hoa. Còn cá nóc được khai thác và bán ở đây là cá nóc cơm - một loại cá nóc ăn lành, thịt lại thơm ngon. Loại cá nóc độc thường ở ngoài khơi xa. Thi thoảng có vài con loại độc câu lên đều được mọi người vút bỏ ngay tại ngoài biển”.

Ông Hoàng Văn Đại ở xóm 9, xã Nghi Tiến thì quả quyết rằng: “Cá nóc cơm bổ dưỡng, cả làng này ai cũng ăn. Cá càng to ăn càng ngon. Ai đã vài lần ăn nó đều nghiện. Tôi ngày nào cũng ăn cá nóc. Không có nó bữa cơm không ngon miệng”. Thậm chí, tranh thủ tiết trời nắng nóng, có nhiều người còn mua cá nóc đem về xẻ thịt phơi khô ăn dần.

Bãi biển Tiền Phong – một trong những  nơi thuyền câu cá nóc của ngư dân cập bờ. Ảnh: Văn Thành
Bãi biển Tiền Phong - một trong những nơi thuyền câu cá nóc của ngư dân cập bờ. Ảnh: Văn Thành

Khi hỏi cơ quan chuyên môn về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, ông Hoàng Đức Nhiên - Trưởng Trạm y tế xã Nghi Tiến cho biết: “Cho đến giờ vẫn chưa có trường hợp ngộ độc cá nóc nào xảy ra. Thế nhưng không ai khẳng định rằng cá nóc mà bà con thường ăn là không độc. Trạm đã tham mưu cho UBND xã tuyên truyền giúp nhân dân hiểu biết đúng về cá nóc để không sử dụng cá này làm thực phẩm”.

Còn ông Trần Công Oanh - Chủ tịch UBND xã Nghi Tiến cho biết: “Chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền về việc cấm khai thác, mua bán cá nóc, khuyến cáo không sử dụng cá nóc làm thực phẩm cho người. Xã cũng đặt biển cấm mua bán cá nóc tại chợ, tại các đầu đường; không xếp loại gia đình văn hóa đối với hộ thường xuyên mua - bán cá nóc. UBND xã nhiều lần huy động lực lượng công an dẹp đuổi các trường hợp mua bán cá nóc bên đường. Thế nhưng đuổi nơi này, người dân lại bày bán nơi khác. Khi công an rời khỏi thì đâu lại vào đấy”.

Với lý do "cả làng đều ăn cá nóc”, và chưa thấy ai bị ngộ độc do ăn loại cá này, người dân ở Nghi Tiến vẫn cứ vô tư đưa cá nóc vào bữa ăn hàng ngày. Nhưng ai dám khẳng định rằng cá nóc mà người dân khai thác, bày bán và ăn uống là không có độc và không bao giờ có chuyện ngộ độc cá nóc xảy ra, nhất là khi việc chế biến cá đang còn nhiều cẩu thả, tùy tiện.

Ở Việt Nam, cá nóc còn được gọi là cá cóc, cá bống hoa, cá đùi gà,… người Mỹ gọi là pufferfish, và Nhật Bản gọi là cá fugu.

Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.

Một điều đáng lưu ý là bản thân con cá nóc không thể sinh tổng hợp được độc tố; chất tetraodotoxin trong cá nóc là do các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic bacteria), chủ yếu là nhóm Pseudomonas và Vibrio vì một vài loại khác sinh tổng hợp ra. Do đó, nếu cá nóc được nuôi dưỡng cách ly thì độc tố không hiện diện.

Bình thường độc tố tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố tetrodomin không độc. Khi cá bị ươn hoặc bị bầm dập, tetrodomin sẽ biến đổi thành tetrodotoxin gây độc. Đun sôi ở nhiệt độ 1.000C trong 6 giờ độc tố tetrodotoxin mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi hoàn toàn khi đun sôi 2.000 độ C trong 10 phút. Vì thế, chúng ta không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thường.


Văn Thành

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.