Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19?

Sự lão hóa khiến toàn bộ cơ quan người cao tuổi bị suy yếu, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.

Người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Quy luật tự nhiên khiến họ bị lão hóa toàn cơ thể, từ hệ cơ xương khớp đến các cơ quan quạn trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu, hệ hô hấp. Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch "thờ ơ" với tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cơ thể giảm khả năng thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, môi trường và chế độ dinh dưỡng không hợp lý nên dễ mắc các bệnh ý nền như đái tháo đường, tim mạch.

Khi còn trẻ và sức khỏe tốt, virus, vi khuẩn, nấm không thể xâm nhập và gây bệnh cho các cơ quan hô hấp vì bị các hàng rào bảo vệ ở mũi, họng cản lại, bị phổi bao vây, tống ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc mạnh. Khi hệ hô hấp bị lão hóa, hàng rào bảo vệ cơ thể ở mũi, họng đáp ứng rất kém, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp dưới gồm phế quản, phổi. Lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, giảm phản xạ ho, lực ho nên suy yếu trước virus, vi khuẩn hoặc không bao vây, tống tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Vì vậy, người cao tuổi khó chống đỡ khi mắc các bệnh lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy người hơn 60 tuổi trung bình mắc 2,6 bệnh, nhóm trên 80 tuổi mắc trung bình 6,8 bệnh. Trong khi đó, dịch Covid-19 có xu hướng lan rộng, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và biến chứng nặng đối với người trên 60 tuổi.

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19? ảnh 1

Người bệnh cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị ngày 4/3. Ảnh: Chi Lê

Vậy người cao tuổi cần làm gì để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp và Covid-19?

Đầu tiên, người cao tuổi cần phải nâng cao thể trạng và điều trị đúng, đủ, hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch...

Về dinh dưỡng, người cao tuổi chú ý ăn đủ chất và tránh áp dụng chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo vì sẽ làm cho cơ thể thiếu chất gây suy yếu hệ miễn dịch. Chủ động bổ sung đủ 1,5-2 lít nước hàng ngày, không nên uống nhiều nước và buổi tối trước khi đi ngủ.

Người cao tuổi, những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, khi thời tiết thay đổi và dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Ngoài ra chú ý giữ môi trường sinh hoạt được thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Nếu phải ra ngoài, người cao tuổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Trong trường hợp có vấn đề về sức khỏe, có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường nếu bệnh nhẹ và chỉ tới cơ sở y tế khi có bệnh nặng cần theo dõi, điều trị hoặc cấp cứu. Các cơ sở khám chữa bệnh cân nhắc cấp thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính tối thiểu 2 tháng một lần nhằm giảm tải, giúp người cao tuổi không phải đi lại nhiều, tránh nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh đường hô hấp.

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.