Vùng cao xứ Nghệ vào mùa thu hoạch lúa rẫy

Đình Tuyên - Hữu Vi

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) - Tháng 8, 9 âm lịch là mùa thu hoạch lúa rẫy ở miền núi Nghệ An. Đây là thời điểm vui nhất trong năm và cũng gắn liền với nỗi nhọc nhằn của nông dân vùng cao. 

bna_nương ray (1).JPG
Lúa rẫy là lương thực quan trọng nhất của người Thái, Mông, Khơ Mú ở các huyện như Tương Dương, Kỳ Sơn,... - những địa bàn đồi núi có độ dốc cao, khó khăn trong việc canh tác lúa nước. Từ tháng 3, tháng 4 âm lịch, người dân bắt đầu phát rẫy, tháng 5, 6 âm lịch thì trỉa lúa. Mùa thu hoạch lúa rẫy diễn ra vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Đây được xem như dịp vui nhất trong năm và cũng khá nhọc nhằn. Người dân phải đi nương từ sáng sớm. Có khi phải ngủ lại trên rẫy để thu hoạch lúa. Ảnh: Hữu Vi
bna_nương ray (2).JPG
Lúa rẫy cũng khá thất thường, năm được năm mất. Năm nay, nạn chuột phá khiến một số nông dân làm lúa rẫy ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương mất trắng. Ngoài ra, đất ngày một bạc màu cũng là nguyên nhân khiến năng suất lúa rẫy giảm sút. Ảnh: Đình Tuyên
bna_nương ray (8).JPG
Công cụ cắt lúa rẫy là một chiếc dao nhỏ có chấu như liềm gắn vào cán gỗ. Với công cụ này người ta chỉ có thể nhặt từng bông. Đại bộ phận người dân vẫn đập lúa trên rẫy rồi gùi về bản hoặc để lại trên những cái kho dựng cạnh nương, cạnh nhà. Ảnh: Hữu Vi
bna_nương ray (4).JPG
Lúa rẫy thường là những giống lúa nếp, hạt to tròn. Ảnh: Đình Tuyên
bna_nương ray (6).JPG
Ở huyện Tương Dương, các xã Mai Sơn, Nhôn Mai… vẫn còn khá nhiều diện tích lúa rẫy, có những bản không có ruộng nước, nguồn lương thực của bà con hoàn toàn phụ thuộc vào lúa rẫy. Ảnh: Đình Tuyên
bna_nương ray (7).JPG
Dù khá bấp bênh nhưng từ hàng trăm năm nay, làm rẫy đã trở thành tập quán của nhiều làng bản vùng cao và dần trở thành một nét văn hóa độc đáo. Nhiều kinh nghiệm canh tác lúa rẫy được đúc kết trong ca dao, tục ngữ của cư dân bản địa. Dẫu vậy thì cách canh tác lúa nương từ hàng trăm năm nay vẫn không có nhiều thay đổi. Người ta vẫn phải phá rừng lấy đất sản xuất, đục lỗ tra hạt bằng một loại công cụ giống với dao nhọn nhưng có cán dài. Ảnh: Đình Tuyên
bna_nương ray (5).JPG
Khẩu phần của một người nông dân lên rẫy gặt lúa. Ảnh: Hữu Vi
bna_nương ray (9).JPG
Dù là lối canh tác đã trở nên lạc hậu, nhưng ở nhiều địa bàn đồi núi cao, lúa rẫy vẫn đang đóng một vai trò quan trọng. Ảnh: Hữu Vi
bna_nương ray (11).JPG
Trong thời gian qua, diện tích lúa rẫy đã sụt giảm do thế hệ trẻ ngày nay không còn nhiều người ưa làm rẫy. Họ chủ yếu tìm đến những ngành nghề khác có thu nhập khả quan hơn. Nhưng có lẽ việc xóa bỏ tập quán làm lúa rẫy thì vẫn cần một thời gian dài bởi đây vẫn là nguồn lương thực chính của nhân dân nhiều xã, bản ở miền núi Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi
Clip: Đình Tuyên

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.