Ý nghĩa 4 cử chỉ nghi thức trong Thánh lễ

Khánh Chi (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong Thánh lễ, con chiên có một số cử chỉ đi theo nghi thức phụng vụ. Mỗi cử chỉ đều có ý nghĩa sâu xa.

1. Làm dấu Thánh giá

Dấu Thánh Giá nhìn nhận bạn là Kitô hữu, nói lên mối gắn bó của con chiên vào Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đến biểu lộ: Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con và Chúa Thánh Thần tức là Thiên Chúa Ba Ngôi. Dấu Thánh Giá còn nhắc nhở ơn cứu độ được thể hiện nơi cây thập giá tức là nơi mà tình yêu của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đối.

Dấu Thánh giá còn được làm ở cuối lễ như lời cầu chúc. Thiên Chúa tụ họp con chiên lại thì giờ đây Người phái ta đi nhân Danh Người làm nhân chứng những gì con chiên vừa sống qua. Người đồng hành cùng con chiên trên mọi nẻo đường.

Đấm ngực

Thời xa xưa, người ta dùng tay và có khi dùng cả hòn đá đấm vào ngực nói lên lòng hối hận. Ngực là chỗ thiết yếu của tim và hơi thở. Tim lại là trung tâm của tình cảm, nên khi đấm vào lồng tim có nghĩa là ta đau buồn vì những việc đã làm.

Từ ngữ "ăn năn" đến từ tiếng La tinh "contritus corde" có nghĩa là "dày nát con tim" hay làm "tan vỡ con tim". Vì vậy, đấm ngực là chúng ta thú nhận mình là người tội lỗi ao ước được Thiên Chúa tha thứ.

Làm ba dấu Thánh giá trước khi nghe Tin Mừng

Hành vi ghi ba dấu Thánh giá là một lời cầu nguyện, xin cho Lời Tin Mừng sắp nghe ở mãi trong trí, trên môi miệng và trong cõi lòng. Ý nghĩa lời nguyện như sau: "Xin cho Tin Mừng thấm tràn tri thức để con hiểu, vào miệng để con công bố và vào tim để con yêu mến".

Cúi đầu

Cử điệu cúi đầu tỏ dấu đưa cả toàn thân tham dự vào việc cầu nguyện. Những lúc nào nên cúi đầu:
- Khi làm dấu Thánh giá bắt đầu Thánh Lễ, cũng như lúc nhận phép lành cuối lễ.
- Khi đọc Kinh sám hối.
- Khi đọc Kinh Tinh Kính.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.