Cầu Bến Thủy II: Náo nức “đón” ngày khánh thành

(Baonghean) Tháng 9 này, cầu Bến Thủy II nối đôi bờ sông Lam với chiều dài 996 m sẽ được khánh thành và đưa và sử dụng. Công trình trọng điểm của Bộ Giao thông - Vận tải với những công nghệ mới nhất đã được hoàn thành đúng tiến độ.

Khởi công xây dựng từ tháng 3/2010, vượt qua bao khó khăn thử thách của thị trường xây dựng cơ bản và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hàng trăm người thợ cầu của Tổng Công ty CTGT 4, hàng trăm cán bộ kỹ sư của Ban Quản lý Dự án 85, Ban quản lý điều hành dự án cầu Bến Thủy II, các nhà thầu đã tích cực bám trụ trên công trường, để hôm nay một cây cầu hiện đại, nối đôi bờ sông Lam được hoàn thành. Cầu Bến Thủy II được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tống cốt thép và bê tông dự ứng lực, với công nghệ đúc hẫng và khoan cọc nhồi, là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Cầu có các hạng mục lớn: đường dẫn đầu cầu, cầu dẫn và cầu cính vượt sông Lam với tổng chiều dài 3.640m, trong đó cầu dẫn và cầu chính vượt sông dài 996m, đường đầu cầu hai bên dài 2.644m; tổng mức đầu tư là 1.259.603 triệu đồng (Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là PMU 85). 

                                 Trên công trường xây dựng cầu Bến Thủy II.

Cuối thu, nắng hầm hập trên mặt cầu. Các nhà thầu đang đẩy nhanh thảm nhựa và thi công các hạng mục điện chiếu sáng, bồn hoa, cây cảnh và lan can. Việc thi công đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ và sự làm chủ công nghệ tiên tiến; đặc biệt là thi công hệ thống cọc trụ giữa sông, mỗi cọc sâu từ 58-62m, đường kính 1,5m. Công việc khoan cọc nhồi là khó nhất, lại đúng vào thời điểm mưa rét; địa chất phức tạp, một bên núi, một bên sông, dưới lòng sông là đá cát kết từng khối lớn. Có những khẩu độ dầm dài 40m. Cán bộ công nhân các công ty 471, 482, 473, 491, công ty CP XDCT 525… thời điểm cao nhất có mặt gần 2000 người, tập trung lao lắp dầm, thi công công nghệ đúc hẫng, tức là đúc bê tông trực tiếp trên sông, trong khi đó cách mặt nước 15m, chỉ sơ sểnh một chút là tai nạn…

Đối với đội trưởng đội sản xuất của Công ty CPĐTXD 419, Phan Đình Đoàn- người gắn bó với những công trường xây dựng cầu trên cả nước gần 27 năm, với những cầu như Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đà Rằng (Phú Yên), cầu Rộ (Thanh Chương)… thì cầu Bến Thủy 2 có lẽ là công trình ý nghĩa nhất mà anh đã có mặt từ lúc khởi công cho đến khánh thành, bởi đây là cây cầu lớn nhất trên quê hương xứ Nghệ mà anh được tham gia thi công nghề thợ cầu của mình (anh sắp nghỉ hưu). Bám cầu cả 2 năm trời, hầu như không về (quê anh ở Cửa Hội - Nghệ An nhưng lấy vợ và làm nhà ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh), giữa đêm mưa, cả giữa trưa nắng… nhiều tháng trời anh em làm cả 3 ca, người ai cũng gầy quắt và đen xạm, nhưng khi dáng vóc một cây cầu lớn ngày một hiện diện, sự vất vả vơi đi… Anh cho biết: “Nhiều lúc phải làm ca đêm, khi đổ mặt cầu, lao lắp dầm… các tổ phải chia nhau làm, không làm ca thì hỏng hết bê tông, khi nào hết bê tông mới được nghỉ, nếu không làm ca ba sẽ không có được tiến độ như bây giờ”.

Nhờ tích cực, hăng say lao động và tay nghề cao, dịp này anh Đoàn được Bộ Giao thông - Vận tải tặng bằng khen. Còn kỹ sư trẻ Phạm Xuân Lâm - Công ty CP XD 419 Tổng công ty XDCT GT 4 phấn khởi: “Được thi công công trình trọng điểm, nhiều hạng mục thi công phức tạp, đặc biệt là công tác thi công dầm Super T và lao lắp dầm Super T là những hạng mục đòi hỏi tính kỹ thuật và độ an toàn cao, tôi luôn bám sát hiện trường để bao quát công việc, nhắc nhở anh em thi công tuân thủ biện pháp kỹ thuật, từ đó đảm bảo yêu cầu cũng như tiến độ lãnh đạo công ty đề ra. Tôi cũng luôn đảm bảo công tác an toàn lao động không để xẩy ra sự cố nào”.

Sự có mặt của các kỹ sư trẻ, công nhân kỹ thuật bậc cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã giải quyết được những khó khăn trong các biện pháp thi công phức tạp. Sự tôi luyện qua thực tiễn ở nhiều công trình cầu trên cả nước đã giúp họ có thêm kinh nghiệm làm chủ khoa học, kỹ thuật, điều khiển cẩu siêu trường siêu trọng, máy khoan, dàn khoan hiện đại và các loại máy móc khác để hoàn thành trọng trách với một công trình lớn, giá trị trên 1.200 tỷ đồng. Họ là Bùi Văn Bưởi- kỹ sư cầu đường, Trần Đình Toàn- kỹ sư máy, Phạm Xuân Lâm, Nguyễn Văn Toàn- kỹ sư cầu, Đàm Quang Phương - cán bộ kỹ thuật... và nhiều nữa những kỹ sư còn rất trẻ đã vững vàng thêm tay nghề, kinh nghiệm từ cây cầu này…

Giám đốc điều hành Dự án cầu Bến Thuỷ II thuộc Ban quản lý Dự án 85 (Bộ GTVT) Trần Quang Dần cho biết: “Đến 30/8, cầu Bến Thuỷ II cơ bản đã hoàn thành, những khó khăn dường như đã qua. Chỉ còn thảm bê tông nhựa nóng còn khoảng 40% khối lượng, lắp dựng lan can thép, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và trồng các bồn hoa cây cảnh. Tiến độ đã đạt theo yêu cầu. Đây là công trình trọng điểm của Bộ GTVT nhằm giải toả quá tải, ùn tắc cho cầu Bến Thuỷ I và Quốc lộ 1A. Chúng tôi đã ăn, ngủ cùng cầu, nói, nghĩ cũng về cầu. Nhiều khi nửa đêm chạy ra cầu khi mưa bão lớn, lo lắng cùng với nỗi lo của các nhà thầu... Anh em ai cũng cố gắng làm thật tốt những công việc hoàn thiện cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khánh thành đầu tháng 9/2012 sắp tới”.

Gắn bó với công trình từ những ngày đầu với chức vụ Phó Giám đốc điều hành Dự án cầu Bến Thủy II, kỹ sư trẻ Nguyễn Minh Tuấn da xạm đen bởi nắng gió. Sinh năm 1979, anh đã trải qua nhiều công trình và đây là công trình lớn nhất trên quê hương mà anh có mặt cùng tham gia quản lý. Giọng anh như lạc đi vì giai đoạn cuối quá nhiều hồ sơ phải xử lý, nhiều điện thoại, nhiều cuộc họp.. nhưng niềm tự hào về một công trình lớn đang hoàn thành khiến anh vẫn không thể quên được những mốc đáng nhớ của cây cầu: Ngày 14/3/2012, khởi công, ngày 1/6/2010 mới bắt đầu thực hiện các gói thầu; ba tháng sau, ngày 28/9/2010 mới thi công được công trình do vướng giải phóng mặt bằng; và nay tròn 2 năm sau, cầu Bến Thuỷ II đã hoàn thành.

                                                 Cầu Bến Thủy II đã hợp long.

Kết nối với tuyến tránh Thành phố Vinh, Quốc lộ 8B, cầu Bến Thuỷ II sẽ tạo nên một tuyến song song với Quốc lộ 1A qua địa phận Nghệ An, Hà Tĩnh giúp giảm tải lưu lượng giao thông đang ngày càng gia tăng trên tuyến này. Cầu vừa nhằm mục đích hoàn thiện tuyến đường tránh Vinh, vừa giảm áp lực quá tải cho cầu Bến Thủy I đã xuống cấp, đồng thời tăng sức hấp dẫn và cải thiện môi trường đầu tư cho Nghệ An nói riêng và cả khu vực nói chung. Đây còn là công trình có ý nghĩa thắt chặt thêm nghĩa tình hai tỉnh, tiếp thêm sức mạnh cho tỉnh nhà trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Châu Lan

tin mới

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.