2 trẻ ở Nghệ An tử vong do bị chó dại cắn

Hoàng Yến - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Trong chưa đầy 1 tháng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do chó dại cắn... Cả 2 đều đã không qua khỏi.

Cuối tháng 2/2023, bé L.B.T (40 tháng tuổi, huyện Quế Phong) xuất hiện nôn nhiều, nôn tự nhiên kèm theo co giật. Gia đình đã đưa trẻ tới Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cấp cứu.

Ngay sau đó, bé L.B.T nhanh chóng được chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị trong tình trạng suy hô hấp, co giật kéo dài, xuất tiết nhiều đờm dãi, sợ gió, sợ nước.

2 trẻ ở Nghệ An tử vong do bị chó dại cắn ảnh 1

Trẻ bị bệnh dại lên cơn thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%. Ảnh: Hoàng Yến

Tại khoa cấp cứu, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp nghi ngờ bệnh dại. Qua khai thác tiền sử, bé thường xuyên tiếp xúc với chó mèo. Thời điểm trước khi bé nhập viện 1 tháng, trong gia đình bé có 1 con chó chết không rõ nguyên nhân.

Sau khi vào bệnh viện, dù được các bác sĩ cứu chữa tận tình nhưng bé L.B.T đã không qua khỏi.

Sau đó không lâu, ngày 10/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp tục tiếp nhận bệnh nhi V.Q.H (9 tuổi, huyện Tân Kỳ) nhập viện với chẩn đoán bị bệnh dại.

Cũng giống như bé L.B.T trước đó, bé H đã không được tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc động vật bị bệnh. Rất đau lòng khi bệnh dại đã lên cơn thì bé H không còn cơ hội cứu chữa.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ nội trú Trần Văn Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm - viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết thương, vết liếm ở da bị tổn thương của động vật mắc bệnh (thường là chó, mèo).

2 trẻ ở Nghệ An tử vong do bị chó dại cắn ảnh 2

Những điều cần biết về bệnh dại. Ảnh: Internet

Việc gia đình nuôi con vật trong nhà (nhất là vật khi chưa được tiêm phòng) và để trẻ thường xuyên tiếp xúc với chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Do thời gian ủ bệnh dại khá dài (từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến 1 năm) nên nhiều cha mẹ thường không để ý đến những tổn thương trên cơ thể trẻ. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người.

Bệnh dại khi đã lên cơn thì tỉ lệ tử vong là gần 100%. Cho tới nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi bị chó, mèo cắn, cào cần sơ cứu vết thương đúng cách. Tiêm vắc-xin phòng dại vẫn là biện pháp duy nhất và hiệu quả để phòng ngừa bệnh dại cho người bị chó cắn.

Tin mới

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.
Nhi đồng Tân Kỳ khổ luyện, sẵn sàng bảo vệ chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An

Nhi đồng Tân Kỳ khổ luyện, sẵn sàng bảo vệ chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với 6 lần đội bóng Nhi đồng đoạt chức vô địch Giải bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An, huyện Tân Kỳ đã ghi tên mình vào danh sách những địa phương có đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, đào tạo những tài năng cho bóng đá tỉnh nhà.
Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

(Baonghean.vn) - Chứng kiến chuỗi công trình dịch vụ du lịch theo mô hình homestay trên đồi Khe Trò (xã Thanh An, huyện Thanh Chương) đang bị “tuýt còi” vì tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép công trình trên đất lâm nghiệp, chúng tôi không khỏi có những băn khoăn...