4 loại trái cây mùa thu chống ung thư

Bốn loại quả mùa thu này đều có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, và đặc biệt có thể ngăn ngừa hay chữa ung thư.

Táo

Táo là trái cây thương hiệu của mùa thu. Loại quả này chứa nhiều chất xơ và vitamin C, vì vậy chúng rất phù hợp cho việc ăn vặt nếu bạn bận rộn hay thường xuyên di chuyển.

 

Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một hợp chất có trong quả táo thực sự có thể đóng vai trò như một loại thuốc chữa bệnh ung thư tự nhiên, chất này thậm chí còn tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết hiệu quả hơn cả thuốc hóa trị.

Hãy chọn những trái táo chắc và không có vết bầm dập. Để giữ chúng tươi trong nhà, hãy bảo quản ở nơi mát, khô và tránh xa những loại trái cây khác như bơ, chuối, hoặc trái cây có múi.

Lê thường chín ngay trên cây, bạn có thể phát hiện lê chín từ mùi quả. Hãy chọn quả ngon nhất và cất trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 ngày.

 

Cũng giống như táo, nước chanh có thể giúp ngăn ngừa màu nâu của trái lê khi cắt ra.

Loại quả này chứa một carbohydrate phức hợp gọi là pectin, hoạt động như một chất khử độc, chất điều tiết đường tiêu hóa và kích thích hệ miễn dịch. Lê kích thích quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol và điều hoà lượng đường trong cơ thể.

Quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… đều có tác dụng phòng chống ung thư nhất định.

Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng.

Nho

Các loại nho thường có hương vị tốt nhất vào mùa thu. Nho là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin K, vitamin C, chất chống oxy hoá và resveratrol, một hợp chất chống viêm giữ cho làn da của bạn luôn trẻ trung.

 

Nho có chất flavonoid đặc biệt có tên là resveratrol (phytochemical), có khả năng chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Nho được biết đến là một trong những loại trái cây tốt nhất để chống lại ung thư. Không chỉ có khả năng ngăn ngừa các tổn thương tế bào ung thư mà còn làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ở ruột kết, dạ dày, bạch huyết, gan và các tế bào vú.

Bảo quản nho trong tủ lạnh tối đa một tuần, và nhớ rửa sạch chúng trước khi ăn.

Hồng

Đây là loại quả rất được ưa chuộng ở một số nước châu Á. Nó chứa chất chống oxy hoá - catechin và polyphenol có khả năng chống viêm rất tốt.

 

Vitamin A, shibuol, a-xít betulinic và nhiều chất chống oxy hóa khác trong quả hồng được coi là sát thủ chống lại các gốc tự do - tác nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến căn bệnh ung thư.

Lượng vitamin C dồi dào trong loại quả này giúp ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng phổi như hen suyễn. Từ đó khiến hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, quả hồng không tốt cho người bị tiểu đường và không nên ăn khi thường xuyên táo bón.

Theo VNN

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?