7 cái nhất làm nên tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ

07/05/2017 06:06

(Baonghean.vn)- Chiến dịch có quy mô lớn nhất, đánh vào nơi địch mạnh nhất, thay đổi chiến thuật bất ngờ nhất... đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - một trong những dấu mốc vĩ đại nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Một là, chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược đã được cả hai phía Pháp và Việt Nam quyết định trong thời gian ngắn nhất. Từ chỗ không có trong kế hoạch, chỉ trong vòng 2 tuần lễ, cả hai bên không ai bảo ai, đều đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ, một điểm hẹn lịch sử, làm nơi quyết đấu. Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành điểm trung tâm của kế hoạch của cả hai bên. Trong ảnh: Ngày 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Một là, chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược đã được cả hai phía Pháp và Việt Nam quyết định trong thời gian ngắn nhất. Từ chỗ không có trong kế hoạch, chỉ trong vòng 2 tuần lễ, cả hai bên không ai bảo ai, đều đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ, một điểm hẹn lịch sử, làm nơi quyết đấu. Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành điểm trung tâm của kế hoạch của cả hai bên. Trong ảnh: Ngày 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)
Trong kế hoạch ban đầu của hai bên đều không dự kiến sẽ tổ chức trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ. Nhưng khi bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc để giải phóng thị xã Lai Châu, tình báo Pháp phát hiện, báo cho Nava vào giữa tháng 11/1953, thì viên Tổng chỉ huy Pháp đã vội tung 6 tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 và 21/11/1953 nhằm ngăn chặn quân ta tiến lên Lai Châu và tiến sang Lào. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để tiêu diệt địch, Bộ Tổng tư lệnh quyết định đưa thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ. Phía Pháp thấy vậy, lại tiếp tục tăng cường lực lượng và tổ chức bố phòng chặt chẽ, nhằm xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút chủ lực ta đến để tiêu diệt.
Trong kế hoạch ban đầu của hai bên đều không dự kiến sẽ tổ chức trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ. Nhưng khi bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc để giải phóng thị xã Lai Châu, tình báo Pháp phát hiện, báo cho Nava vào giữa tháng 11/1953, thì viên Tổng chỉ huy Pháp đã vội tung 6 tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 và 21/11/1953 nhằm ngăn chặn quân ta tiến lên Lai Châu và tiến sang Lào. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để tiêu diệt địch, Bộ Tổng tư lệnh quyết định đưa thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ. Phía Pháp thấy vậy, lại tiếp tục tăng cường lực lượng và tổ chức bố phòng chặt chẽ, nhằm xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút chủ lực ta đến để tiêu diệt. Trong ảnh: Tướng De Castries và các sĩ quan Pháp đi thực địa tại Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)
Hai là, Điện Biên Phủ - Mường Thanh là cánh đồng rộng lớn nhất và bằng phẳng nhất của Tây Bắc, quê hương của loại gạo ngon Điện Biên nức tiếng gần xa. Điện Biên Phủ là một trong những nơi có vị trí quan trọng nhất về địa - chiến lược quân sự, có thể làm căn cứ không quân - lục quân có giá trị ở khu vực Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào. Đây là điểm chốt án ngữ con đường đi lên Lai Châu và sang Lào. Trong ảnh: Trung tâm Mường Thanh. Ảnh tư liệu
Hai là,Điện Biên Phủ - Mường Thanh là cánh đồng rộng lớn nhất và bằng phẳng nhất của Tây Bắc, quê hương của loại gạo ngon Điện Biên nức tiếng gần xa. Điện Biên Phủ là một trong những nơi có vị trí quan trọng nhất về địa - chiến lược quân sự, có thể làm căn cứ không quân - lục quân có giá trị ở khu vực Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào. Đây là điểm chốt án ngữ con đường đi lên Lai Châu và sang Lào. Trong ảnh: Trung tâm Mường Thanh. (Ảnh tư liệu)
Ba là, đánh Điện Biên Phủ là đánh vào nơi mạnh nhất, đánh vào hình thức phòng ngự cao nhất của quân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Trước đây, ta chỉ đánh tiêu diệt được một cứ điểm do một tiểu đoàn địch đóng giữ, thì đến Điện Biên Phủ, bộ đội đã đánh vào một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn, lúc cao nhất có tới 17 tiểu đoàn địch đóng giữ. Điều đó chứng tỏ thế và lực của cuộc kháng chiến đã phát triển cao; trình độ chỉ huy, tác chiến và khă năng của bộ đội cũng như vũ khí, trang bị đã lớn mạnh và tiến bộ rất nhiều. Trong ảnh: Lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tinh nhuệ và được trang bị vũ khí tối tân với hệ thống phòng ngự liên hoàn. Tại đây, Pháp xây dựng 2 sân bay là Mường Thanh và Hồng Cúm, để tiếp viện và di chuyển quân sĩ. Nguồn: Baodautu.vn
Ba là, đánh Điện Biên Phủ là đánh vào nơi mạnh nhất, đánh vào hình thức phòng ngự cao nhất của quân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Trước đây, ta chỉ đánh tiêu diệt được một cứ điểm do một tiểu đoàn địch đóng giữ, thì đến Điện Biên Phủ, bộ đội đã đánh vào một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn, lúc cao nhất có tới 17 tiểu đoàn địch đóng giữ. Điều đó chứng tỏ thế và lực của cuộc kháng chiến đã phát triển cao; trình độ chỉ huy, tác chiến và khă năng của bộ đội cũng như vũ khí, trang bị đã lớn mạnh và tiến bộ rất nhiều. Trong ảnh: Lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tinh nhuệ và được trang bị vũ khí tối tân với hệ thống phòng ngự liên hoàn. Tại đây, Pháp xây dựng 2 sân bay là Mường Thanh và Hồng Cúm, để tiếp viện và di chuyển quân sĩ. (Ảnh tư liệu)
Bốn là, Điện Biên phủ là nơi nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên đỉnh cao nhất cả về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã sử dụng nhiều cách đánh độc đáo, phong phú, sáng tạo và hiệu quả nhất. Đó là cách đánh vây lấn bằng hầm hào của bộ binh nhằm thu hẹp dần phạm vi kiểm soát của tập đoàn cứ điểm. Đó là cách đánh gần bắn thẳng của pháo binh đạt hiệu suất cao. Lần đầu tiên các khẩu pháo hạng nặng 105mm của ta xuất trận, được kéo bằng tay trên quãng đường dài hàng chục kilomet trong điều kiện không có đường xá chuẩn bị sẵn. Pháo binh của ta đã gây hoang mang, lo sợ nhất cho quân Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội ta thực hiện thành công và hiệu quả sự hiệp đồng chiến đấu binh chủng hợp thành giữa pháo binh với bộ binh. Trong ảnh: Lựu pháo M2A1 105mm chính là vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta làm nên những chiến thắng lừng lẫy dưới sự chỉ huy của tướng Giáp. Ảnh tư liệu
Bốn là, Điện Biên Phủ là nơi nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên đỉnh cao nhất cả về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã sử dụng nhiều cách đánh độc đáo: Cách đánh vây lấn bằng hầm hào của bộ binh nhằm thu hẹp dần phạm vi kiểm soát của tập đoàn cứ điểm. Cách đánh gần bắn thẳng của pháo binh đạt hiệu suất cao. Lần đầu tiên các khẩu pháo hạng nặng 105mm của ta xuất trận, được kéo bằng tay trên quãng đường dài hàng chục km trong điều kiện không có đường sá chuẩn bị sẵn... Đây cũng là lần đầu tiên quân đội ta thực hiện thành công và hiệu quả sự hiệp đồng chiến đấu binh chủng hợp thành giữa pháo binh với bộ binh. Trong ảnh: Lựu pháo M2A1 105mm chính là vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta làm nên những chiến thắng lừng lẫy dưới sự chỉ huy của tướng Giáp. (Ảnh tư liệu)
Đó là cách đánh, sự góp công góp sức của công binh trong việc mở đường, sửa chữa cầu phà, thiết kế sở chỉ huy chiến dịch và sở chỉ huy các đơn vị, làm hầm cho pháo, đào hàng trăm kilomet hào giao thông chiến đấu, hầm cứu chữa thương bệnh binh, bếp nuôi quân phục vụ bộ đội. Điều đặc biệt phải kể đến đó là bộ đội công binh đã đào một đường ngầm dài 49mét vào lòng đồi A1, nơi diễn ra trận đánh ác liệt và kéo dài nhất ở Điện Biên Phủ giữa bộ đội ta và quân Pháp; đặt vào đó gần 1.000kg thuốc nổ, nhằm phá hầm ngầm của địch trên đỉnh đồi, làm hiệu lệnh của cuộc tiến công đợt 3 chiến dịch. Trong ảnh: Bộ đội công binh và dân công mở đường tiến vào Điện Biên Phủ. Nguồn internet
Đó là cách đánh, sự góp công góp sức của công binh trong việc mở đường, sửa chữa cầu phà, thiết kế sở chỉ huy chiến dịch và sở chỉ huy các đơn vị, làm hầm cho pháo, đào hàng trăm kilomet hào giao thông chiến đấu, hầm cứu chữa thương bệnh binh, bếp nuôi quân phục vụ bộ đội. Điều đặc biệt phải kể đến đó là bộ đội công binh đã đào một đường ngầm dài 49mét vào lòng đồi A1, nơi diễn ra trận đánh ác liệt và kéo dài nhất ở Điện Biên Phủ giữa bộ đội ta và quân Pháp; đặt vào đó gần 1.000kg thuốc nổ, nhằm phá hầm ngầm của địch trên đỉnh đồi, làm hiệu lệnh của cuộc tiến công đợt 3 chiến dịch. Trong ảnh: Bộ đội công binh và dân công mở đường tiến vào Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)
Năm là, đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất. Lực lượng bộ đội tham gia lúc cao nhất lên tới 55.000 người thuộc 4/6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh - pháo binh và các đơn vị trợ chiến, phối thuộc khác. Số lượng pháo các cỡ, súng cối, pháo cao xạ, ĐKZ, súng máy phòng không lên tới gần 300 khẩu, lớn nhất từ trước tới lúc đó. Đã có 262.000 dân công và thanh niên xung phong từ Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 và ở ngay tại Tây Bắc đã tham gia làm đường, vận chuyển tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược, trang bị, cứu chữa thương bệnh binh….phục vụ chiến dịch. Trong ảnh: Tinh thần đồng lòng quyết chiến quyết thắng của quân và dân Điện Biên.
Năm là, đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất. Lực lượng bộ đội tham gia lúc cao nhất lên tới 55.000 người thuộc 4/6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh - pháo binh và các đơn vị trợ chiến, phối thuộc khác. Số lượng pháo các cỡ, súng cối, pháo cao xạ, ĐKZ, súng máy phòng không lên tới gần 300 khẩu, lớn nhất từ trước tới lúc đó. Đã có 262.000 dân công và thanh niên xung phong từ Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 và ở ngay tại Tây Bắc đã tham gia làm đường, vận chuyển tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược, trang bị, cứu chữa thương bệnh binh….phục vụ chiến dịch. Trong ảnh: Tinh thần đồng lòng quyết chiến quyết thắng của quân và dân Điện Biên. (Ảnh tư liệu)
Với 628 xe ô tô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, khoảng 20.000 phương tiện vận chuyển khác như ngựa thồ, bè mảng, thuyền, gánh bộ, các lực lượng đảm bảo hậu cần chiến dịch đã mang tới Điện biên Phủ 25.500 tấn lương thực, hàng nghìn tấn thực phẩm thịt, rau; hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, trang bị, thuốc men đảm bảo cho bộ đội chiến đấu dài ngày. Trong ảnh: đội xe thồ Thanh Hóa là đội xe đạp thồ mạnh nhất cả nước. Nguồn baogiaothong.vn
Với 628 xe ô tô vận tải, hơn 20.000 xe đạp thồ, khoảng 20.000 phương tiện vận chuyển khác như ngựa thồ, bè mảng, thuyền, gánh bộ, các lực lượng đảm bảo hậu cần chiến dịch đã mang tới Điện biên Phủ 25.500 tấn lương thực, hàng nghìn tấn thực phẩm thịt, rau; hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, trang bị, thuốc men đảm bảo cho bộ đội chiến đấu dài ngày. Trong ảnh: đội xe thồ Thanh Hóa là đội xe đạp thồ mạnh nhất cả nước. (Ảnh tư liệu)
Sáu là, trong quá trình chuẩn bị cho trận mở màn cũng như toàn bộ chiến dịch, việc thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh, giải quyết nhanh chuyển sang đánh chắc, tiến chắc diễn ra bất ngờ nhất cho cả cán bộ, chiến sĩ tham gia, và cả phía quân Pháp. Vào những giờ phút cuối cùng trước khi nổ súng đánh trận đầu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, theo dõi tình hình địch, đánh giá khả năng địch -ta, khả năng giành thắng lợi, đã đi đến quyết định
Sáu là, trong quá trình chuẩn bị cho trận mở màn cũng như toàn bộ chiến dịch, việc thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh, giải quyết nhanh chuyển sang đánh chắc, tiến chắc diễn ra bất ngờ nhất cho cả cán bộ, chiến sĩ tham gia, và cả phía quân Pháp. Vào những giờ phút cuối cùng trước khi nổ súng đánh trận đầu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, theo dõi tình hình địch, đánh giá khả năng địch -ta, khả năng giành thắng lợi, đã đi đến quyết định "khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân" của mình là không nổ súng theo kế hoạch đã định, rút tất cả các lực lượng đang áp sát trận địa, kéo pháo ra… để chuẩn bị thêm theo phương châm: chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Trong ảnh: Bộ đội kéo pháo vào trận địa chuẩn bị tác chiến theo phương án. (Ảnh tư liệu)
Bảy là, đây là chiến thắng to lớn nhất của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến, đồng thời là thất bại nặng nề nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã đánh bại hoàn toàn cố gắng chiến tranh cao nhất của kẻ thù, tiêu diệt và bắt sông số lượng quân của một cường quốc quân sự phương Tây nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Chính vì thế, chiến thắng Điện biên Phủ có ảnh hưởng to lớn nhất, trở thành nhân tố quyết định đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh của Pháp, buộc chúng phải chọn giải pháp đàm phán kết thúc chiến tranh trên thế thua cả về quân sự và chính trị. Trong ảnh: 17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam đánh tan cứ điểm Điện Biên Phủ.
Bảy là, đây là chiến thắng to lớn nhất của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến, đồng thời là thất bại nặng nề nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã đánh bại hoàn toàn cố gắng chiến tranh cao nhất của kẻ thù, tiêu diệt và bắt sông số lượng quân của một cường quốc quân sự phương Tây nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Chính vì thế, chiến thắng Điện biên Phủ có ảnh hưởng to lớn nhất, trở thành nhân tố quyết định đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh của Pháp, buộc chúng phải chọn giải pháp đàm phán kết thúc chiến tranh trên thế thua cả về quân sự và chính trị. Trong ảnh: 17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam đánh tan cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
7 cái nhất làm nên tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO