7 lần giải phóng Thủ đô trong lịch sử dân tộc

Trong lịch sử trải dài nghìn năm, đã có 7 lần thủ đô Thăng Long - Hà Nội được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của các thế lực ngoại bang.
1. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 1 (1258)
Cuối tháng 9/1257, sau khi dụ hàng vua Trần không thành công, Mông Cổ đã đưa quân tràn qua biên giới Đại Việt. Sau khi nhận được tin cấp báo, vua Trần lập tức đem đại quân đi chống giặc.
Cuộc đụng độ lớn đầu tiên diễn ra tại Bình Lệ Nguyên vào ngày 12/12. Thế giặc quá mạnh, nhận thấy không thể kéo dài cuộc chiến, quân Trần chủ động rút lui về Phù Lỗ. Ngày 18/1/1258, quân Mông Cổ tiến đánh Phủ Lỗ. Quân Trần một lần lữa rút lui, đồng thời di tản cư dân và của cải khỏi thành Thăng Long. Vào ngày 21/1/1258, 8.000 quân Mông tràn xuống chiếm Thăng Long.
Những gì bày ra trước mắt quân xâm lược là một kinh thành trống rỗng. Không có lương thực, quân Mông Cổ phải đi cướp bóc ở vùng ngoại ô, nhưng hầu như không cướp được gì và còn hay bị phục kích.
Đêm 28/1/1258, quân Trần bất ngờ phản công. Quân Mông Cổ chủ quan, không kịp đối phó và bị thua to tại Đông Bộ Đầu. Bị thất thế, quân xâm lược bỏ Thăng Long ngày 29/1 và tháo chạy thẳng về Vân Nam. Nhà Trần đại thắng.
2. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285)
Năm 1271, người Mông Cổ lập ra triều Nguyên trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhằm phục vụ tham vọng mở rộng rãnh thổ của hoàng đế Hốt Tất Liệt, ngày 27/1/1285, 50 vạn quân Nguyên ào ạt đánh vào lãnh thổ Đại Việt.
Với lực lượng áp đảo quân xâm lược liên tiếp đẩy lui quân Trần trên các trận địa và đến giữa tháng 2/1285 thì áp sát kinh thành Thăng Long.
Ngày 17/2, quân hai bên đại chiến bên bờ sông Hồng. Quân Trần vừa đánh vừa di dân khỏi Thăng Long. Khi kinh thành đã trống không thì quân Trần cũng rút lui. Quân Nguyên chiếm Thăng Long ngày 19/2.
Sau các trận đánh ác liệt để kìm chân địch, quân Trần phản công từ tháng 5/1285, với các trận thắng lớn ở Hàm Tử - Tây Kết và Chương Dương Độ. Thừa thắng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long.
Trước sức tấn công mạnh mẽ của người Việt, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng. Ngày 9/6/1285, thành Thăng Long được giải phóng.
Ngày 10/6/1285, 2 vạn quân Đại Việt tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên đại bại, phải rút chạy về phía Bắc.
3. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 3 (1288)
Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được triển khai. Tháng 12/1287, lấy cớ đưa Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương, hàng chục vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt bằng đường thủy và đường bộ.
Sau trận Vạn Kiếp và nhiều cuộc đụng độ ở vùng Tây Bắc, quân Nguyên áp sát Thăng Long. Ngày 2/2/1288, quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu bắt đầu đánh thành. Sau nhiều ngày cố thủ, quân Trần rút khỏi thành.
Quân Nguyên chiếm được thành, nhưng cũng như lần trước, không tìm thấy lương thực cho quân linh. Trong lúc đó, quân Đại Việt đã phản công và kiểm soát vùng Hải Dương, Hải Phòng, đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường về Vạn Kiếp. Trước tình hình này, Thoát Hoan bỏ Thăng Long để quay về Vạn Kiếp.
Tại Vạn Kiếp, do lương thảo ngày càng ít và thường xuyên bị quân Trần tấn công, Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi Đại Việt vào cuối tháng 3/1288. Cùng với đạo quân bộ của Thoát Hoan, đạo quân thủy của nhà Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy cũng rút lui và bị quân Trần hủy diệt tại cửa biển Bạch Đằng.
4. Cuộc chiến chống quân Minh (1428)
Năm 1406, nhà Minh đem quân đánh nhà Hồ. Do không được lòng dân, triều Hồ sụp đổ và mất nước vào tay người phương Bắc. Thành Thăng Long bị chiếm vào tháng 1/1407 và đổi tên thành Đông Quan. Sau thất bại của nhà Hồ, nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đã diễn ra, nhưng đều bị dẹp một cách tàn khốc.
Đến năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã bùng nổ. Trải qua giai đoạn hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía Nam (1424-1425), nghĩa quân ngày càng hùng mạnh và bắt đầu giai đoạn giải phóng Đông Quan từ năm 1426.
Nghĩa quân đã giành được các chiến thắng lẫy lừng ở Tốt Động – Chúc Động (1426) và Chi Lăng – Xương Giang (1427), đầy người Minh đến tình thế phải giảng hòa và rút quân về nước. Ngày 3/1/1428, Đông Quan được giải phóng. Nước Việt không còn một mống quân xâm lăng.
Sau cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi - một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn thể nhân dân biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
5. Cuộc chiến chống quân Thanh (1788)
Tháng 7/1788, với sự cầu cứu từ Lê Chiêu Thống, hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đã nhân cơ hội sai Tôn Sĩ Nghị đem hơn 20 vạn quân chia làm 3 đạo tiến về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê.
Với lực lượng mỏng ở miền Bắc, quân Tây Sơn không chặn được bước tiến của quân Thanh. Ngày 17/12/1788, quân Thanh chiếm đòng thành Thăng Long. Ngày 22/12, Tôn Sĩ Nghị làm lễ sắc phong cho Lê Chiêu Thống ở điện Kính Thiên.
Cũng trong ngày 22/12, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu Quang Trung và ra lệnh xuất quân thần tốc ra Bắc. Chỉ sau hơn 1 tháng, đại quân của Quang Trung đã đền gần thành Thăng Long.
Trong ngày 30 tháng chạp Âm lịch (25/1/1789), Hoàng đế Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào đêm 30 tết. Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn hạ gần 10 đồn và bao vây đồn Ngọc Hồi – đại bản doanh của quân Thanh. Trước sức mạnh của quân đội Tây Sơn, đồn Ngọc Hồi nhanh chóng thất thủ.
Chiều mồng 5 tết, Hoàng đế Quang Trung tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quân Thanh trên đất Đại Việt.
6. Cách mạng tháng 8/1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến không cân sức với triều Nguyễn. Trong cuộc chiến này, Hà Nội đã bị quân Pháp chiếm đóng vào ngày 20/11/1873. Đến năm 1884, người Pháp đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và thiết lập bộ máy cai trị thuộc địa.
Trước sự đô hộ của người Pháp, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam bùng nổ. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã được phát động, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man và đi đến thất bại.
Từ thập niên 1930, với sự ra đời của ĐCS Đông Dương và tổ chức Việt Minh, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã có một bước ngoặt lớn. Trước những biến động quốc tế sau cuộc CTTG thứ 2, Việt Minh và ĐCS đã tổ chức cuộc Cách mạng tháng tám, khởi đầu từ Tổng khởi nghĩa Hà Nội ngày 19/8/1945 rồi dần lan rộng ra khắp ba miền và cả nước.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội trước đông đảo nhân dân, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Hà Nội một lần nữa được do người Việt Nam làm chủ.
7. Giải phóng Thủ đô 10/10/1954
  
Bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu.
Bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu.

Sau cách mạng, thực dân Pháp đã núp bóng quân đồng minh để quay trở lại xâm lược Đông Dương. Sau hàng loạt các hoạt động khiêu khích và tấn công vũ trang, ngày 19/12/1946, quân Pháp tái chiếm Hà Nội. Cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam bắt đầu.

Trải qua 9 năm, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, cuộc chiến đã kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Sau chiến thắng lịch sử này, Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết.
Các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, chính quyền Việt Minh đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn vị việc tiếp quản thành phố.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về tiếp quản. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm của Thủ đô.
Nguồn Kiến Thức

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.