7 yếu tố quan trọng quyết định việc thụ thai
Có những yếu tố dù khách quan hay chủ quan thì cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến xác suất thụ thai thành công. Đó là lý do vì sao bạn nên tham khảo các tác nhân dưới đây để biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình một cách tốt nhất.
Dưới đây là 7 yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như khả năng thụ thai của bạn.
1. Trọng lượng cơ thể
Những người quá béo hay quá gầy đều có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai hơn những chị em có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Để biết mình có quá gầy hoặc quá béo hay không, bạn có thể đo chỉ số BMI, tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Nếu chỉ số của bạn trên 25 là bạn đang rơi vào tình trạng béo phì, còn dưới 18 thì bị coi là quá gầy.
Phụ nữ quá gầy có nồng độ hormone tình dục estrogen thấp, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng nên việc thụ thai không dễ dàng. Còn với những chị em có trọng lượng cơ thể "quá tải" thì có thể phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chức năng buồng trứng. Hội chứng suy giảm buồng trứng không những khiến chị em thừa cân khó thụ thai mà còn có thể gây vô sinh.
2. Tuổi tác
Phụ nữ nhiều tuổi nếu còn mang thai có thể dẫn đến các nguy cơ trong thai kì như sẩy thai, bệnh tiểu đường thai kì, tăng huyết áp và thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, cơ hội mang thai của bạn nếu thường xuyên có quan hệ tình dục không bảo vệ là 25%, khi bạn bước sang độ tuổi 35, con số này là 15%, khi bạn 40 tuổi, bạn chỉ còn khoảng 10% tỉ lệ thụ thai thành công. Và khi bạn ngoài 42 tuổi, tỉ lệ này còn giảm xuống dưới 1%. Vì vậy có thể nói "tuổi tác là một dự báo về khả năng có thai hoặc nguy cơ vô sinh của bạn".
"Nếu bạn dưới 35 tuổi, có quan hệ tình dục thường xuyên và có kinh nguyệt đều đặn thì cơ hội có được mang thai trong vòng một năm là khoảng 85%", Tiến sĩ, bác sĩ sản khoa của Mỹ, Sasson ghi chú. Nếu bạn trên 35 tuổi và đã cố gắng có thai trong ít nhất 6 tháng mà không thành công thì bạn nên nói chuyện với một chuyên gia về sức khỏe sinh sản.
Ảnh minh họa
3. Chu kì kinh nguyệt
Cách tốt nhất để biết buồng trứng của bạn hoạt động tốt, rụng trứng hàng tháng hay không là dựa vào chu kì kinh nguyệt. "Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn diễn ra đều đặn hàng tháng thì tức là có nhiều khả năng mỗi tháng bạn có một quả trứng trưởng thành và rụng", Tiến sĩ Sasson cho biết. Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn quá dài (30 ngày, 45 hoặc 90 ngày...) thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh sự rụng trứng của mình.
Bằng cách theo dõi sự rụng trứng, bạn sẽ tăng xác suất thụ thai thành công cao hơn hẳn.
4. Chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là con đường mà trứng sẽ đi qua khi di chuyển từ buồng trứng đến tử cung để làm tổ. Nếu có một vấn đề trên "con đường" này thì việc phát triển thai nhi sẽ gặp trục trặc. Chính vì vậy, ống dẫn trứng khỏe mạnh là điều rất quan trọng nếu muốn tụ thai thành công. Nếu chức năng của ống dẫn trứng bị ảnh hưởng (tắc ống dẫn trứng, thắt ống dẫn trứng...) thì bạn có thể sẽ bị vô sinh. Yếu tố ống dẫn trứng chiếm khoảng 35% trong số tất cả các vấn đề vô sinh.
Để kiểm tra sức khỏe của ống dẫn trứng, bác sĩ có thể kiểm tra bằng cách chụp X-quang, tiêm thuốc để xem có sự tắc nghẽn nào không. Phụ nữ có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục, phẫu thuật bụng... sẽ có nguy cơ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng cao hơn chị em khác.
5. Sức khỏe của tử cung
Bạn đừng nghĩ rằng tử cung chỉ có nhiệm vụ co giãn khi sinh em bé. Thực tế, sức khỏe của tử cung cũng vô cùng quan trọng trong thời gian mang thai.
Nếu có một khối u (khối u lành tính tạo thành các mô cơ trong tử cung) ở dưới lớp niêm mạc tử cung hoặc dính tử cung (vết sẹo sau khi điều trị phẫu thuật) cũng có thể gây rắc rối vì khi đó phôi thai sẽ không thể gắn vào thành tử cung để phát triển.
Vì vậy, để yên tâm, trước khi mang thai bạn nên đi khám để biết mình có bất thường gì ở tử cung hay không. Thông thường nếu tử cung bị tắc nghẽn hoặc rối loạn niêm mạc thì có thể được khắc phục dễ dàng.
6. Cổ tử cung
Nếu bạn đã từng làm thủ thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung hoặc phẫu thuật loại bỏ các mô có khả năng tiền ung thư cổ tử cung thì bạn có nhiều khả năng bị mô sẹo ở cổ tử cung và mô sẹo này có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai hoặc sự phát triển của thai nhi sau khi đã hình thành. "Trong một số trường hợp, mô sẹo có thể bít kín cả cổ tử cung", Tiến sĩ Sasson cho biết.
Trong trường hợp sức khỏe của cổ tử cung không tốt, bạn không thể thụ thai theo cách tự nhiên thì bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng sinh sản như thụ tinh trong tử cung (IUI ), trong đó tinh trùng được trực tiếp đặt trong tử cung.
7. Bệnh lạc nội mạc tử cung
EndometriosisIf là các tế bào lót tử cung (gọi là nội mạc tử cung). Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo khi sạch kinh. Nhưng khi bị lạc nội mạc tử cung thì lớp nội mạc này không thải ra theo con đường tự nhiên mà trào ngược trở lại vào ống dẫn trứng. Nó có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng, thậm chí vào buồng trứng, tạo nên những vết "chai, sẹo" và cứ thế phát triển.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn do nó làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn (trứng không lớn) và ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
Theo Gia đình.net - TL