8 đời tổng thống Hàn Quốc liên tiếp dính bê bối

Trong lịch sử Hàn Quốc, nhiều tổng thống dính vào bê bối ở gần cuối nhiệm kỳ hay sau khi rời nhiệm sở, dẫn đến các cáo buộc tham nhũng hay tệ hơn là đảo chính, tự tử.

1 - Syngman Rhee (1948-1960):

Syngman Rhee (1948-1960): Với sự trợ giúp của Mỹ, ông Rhee là người đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự đô hộ của Nhật và trở thành tổng thống lập quốc của nước này vào năm 1948. Tuy nhiên, theo giới phân tích, ông dần trở thành nhà độc tài và bị cáo buộc tham nhũng, ưu đãi người nhà… Năm 1960, ông giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ tư nhưng lại bị tố cáo gian lận phiếu bầu quy mô lớn. Các cuộc biểu tình trên toàn quốc của sinh viên buộc ông Rhee phải trốn tới Hawaii và qua đời ở đây năm 1965. Ảnh: AP.
Với sự trợ giúp của Mỹ, ông Rhee là người đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự đô hộ của Nhật và trở thành tổng thống lập quốc của nước này vào năm 1948. Tuy nhiên, theo giới phân tích, ông dần trở thành nhà độc tài và bị cáo buộc tham nhũng, ưu đãi người nhà… Năm 1960, ông giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ tư nhưng lại bị tố cáo gian lận phiếu bầu quy mô lớn. Các cuộc biểu tình trên toàn quốc của sinh viên buộc ông Rhee phải trốn tới Hawaii và qua đời ở đây năm 1965. Ảnh: AP.

2 - Park Chung-hee (1961-1979):

Park Chung-hee (1961-1979): Là cha của đương kim Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thiếu tướng Park lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1961. Là người đặt nền móng cho sự trỗi dậy của kinh tế Hàn Quốc nhưng ông cũng mang tiếng độc tài khi bắt bớ và tra tấn người chống đối. Ông bị ám sát bởi cấp dưới của mình, giám đốc tình báo Hàn Quốc, trong một bữa tiệc năm 1979. Ảnh: ABC News.
Là cha của đương kim Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thiếu tướng Park lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1961. Là người đặt nền móng cho sự trỗi dậy của kinh tế Hàn Quốc nhưng ông cũng mang tiếng độc tài khi bắt bớ và tra tấn người chống đối. Ông bị ám sát bởi cấp dưới của mình, giám đốc tình báo Hàn Quốc, trong một bữa tiệc năm 1979. Ảnh: ABC News.

3 - Chun Doo-hwan (1980-1988): 

Chun Doo-hwan (1980-1988): Thiếu tướng Chun Doo-hwan lãnh đao Hàn Quốc sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời của quyền Tổng thống Choi Kyu-hah. Năm 1987, phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ buộc ông chấp nhận sửa hiến pháp cho phép người dân bỏ phiếu bầu tổng thống trực tiếp. Hết nhiệm kỳ, Chun Doo-hwan sống 2 năm lưu vong ở một ngôi chùa hẻo lánh giữa lúc dư luận đòi trừng phạt ông vì tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Ảnh: AP.
Thiếu tướng Chun Doo-hwan lãnh đạo Hàn Quốc sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời của quyền Tổng thống Choi Kyu-hah. Năm 1987, phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ buộc ông chấp nhận sửa hiến pháp cho phép người dân bỏ phiếu bầu tổng thống trực tiếp. Hết nhiệm kỳ, Chun Doo-hwan sống 2 năm lưu vong ở một ngôi chùa hẻo lánh giữa lúc dư luận đòi trừng phạt ông vì tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Ảnh: AP.

4 - Roh Tae-woo (1988-1993): 

Roh Tae-woo (1988-1993): Ông Roh là thân tín của ông Chun và cũng là người được ông Chun chọn kế nhiệm. Năm 1995, cả hai bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ giới doanh nhân trong lúc tại chức. Họ bị truy tố thêm tội nổi loạn và phản quốc vì đảo chính và trấn áp đẫm máu khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng ở Gwangju năm 1980. Chun bị kết án tử hình và Roh lãnh án tù 22 năm rưỡi. Tuy nhiên, họ được ân xá vào tháng 12/1997. Ảnh: Reuters
Ông Roh là thân tín của ông Chun và cũng là người được ông Chun chọn kế nhiệm. Năm 1995, cả hai bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ giới doanh nhân trong lúc tại chức. Họ bị truy tố thêm tội nổi loạn và phản quốc vì đảo chính và trấn áp đẫm máu khiến hàng trăm người biểu tình thiệt mạng ở Gwangju năm 1980. Chun bị kết án tử hình và Roh lãnh án tù 22 năm rưỡi. Tuy nhiên, họ được ân xá vào tháng 12/1997. Ảnh: Reuters

5 - Kim Young-sam (1993-1998): 

Kim Young-sam (1993-1998):  Sau khi bắt Chun và Roh, ông Kim tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Tuy vậy, sự quản lý kinh tế yếu kém của ông đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997-1998. Hàn Quốc phải nhận gói giải cứu 58 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn ông Kim ra đi với tỷ lệ ủng hộ chạm đáy. Con trai ông bị bỏ tù vì tham nhũng. Ảnh: Getty
Sau khi bắt Chun và Roh, ông Kim tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Tuy vậy, sự quản lý kinh tế yếu kém của ông đã góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997-1998. Hàn Quốc phải nhận gói giải cứu 58 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn ông Kim ra đi với tỷ lệ ủng hộ chạm đáy. Con trai ông bị bỏ tù vì tham nhũng. Ảnh: Getty

6 - Kim Dae-jung (1998-2003): 

Kim Dae-jung (1998-2003): Ông Kim được coi là người gặp nhiều trắc trở nhất trong các đời tổng thống Hàn Quốc. Kim từng bị tòa án binh dưới thời ông Chun Doo-hwan kết án tử hình nhưng trốn thoát. Khi mãn nhiệm, bê bối tham nhũng bủa vây các trợ lý và cả 3 người con trai của ông. Ảnh: Like Success.
Ông Kim được coi là người gặp nhiều trắc trở nhất trong các đời tổng thống Hàn Quốc. Kim từng bị tòa án binh dưới thời ông Chun Doo-hwan kết án tử hình nhưng trốn thoát. Khi mãn nhiệm, bê bối tham nhũng bủa vây các trợ lý và cả 3 người con trai của ông. Ảnh: Like Success.

7 - Roh Moo-huyn (2003-2008): 

Roh Moo-huyn (2003-2008): Năm 2009, tức là một năm sau khi rời Nhà Xanh, ông Roh tự tử giữa lúc các thành viên gia đình bị cáo buộc nhận hối lộ 6 triệu USD trong thời gian ông tại chức. Trước đó, ông Roh từng bị luận tội năm 2004 với cáo buộc vận động tranh cử trái phép. Ảnh: Knowhow.
Năm 2009, tức là một năm sau khi rời Nhà Xanh, ông Roh tự tử giữa lúc các thành viên gia đình bị cáo buộc nhận hối lộ 6 triệu USD trong thời gian ông tại chức. Trước đó, ông Roh từng bị luận tội năm 2004 với cáo buộc vận động tranh cử trái phép. Ảnh: Knowhow.

8 - Lee Myung-bak (2008-2013):

Lee Myung-bak (2008-2013): Tới gần cuối nhiệm kỳ, ông Lee Myung-bak chứng kiến con trai duy nhất và anh trai mình bị dư luận chỉ trích với cáo buộc gây quỹ xây nhà nghỉ hưu cho ông Lee sai quy định. Một người anh khác của ông bị ngồi tù 14 tháng vì nhận hối lộ. Là người vận động chống tham nhũng, ông Lee gọi bê bối tham nhũng dính đến gia đình và trợ lý của mình là “chuyện đau lòng”. Ảnh: Getty.
 Tới gần cuối nhiệm kỳ, ông Lee Myung-bak chứng kiến con trai duy nhất và anh trai mình bị dư luận chỉ trích với cáo buộc gây quỹ xây nhà nghỉ hưu cho ông Lee sai quy định. Một người anh khác của ông bị ngồi tù 14 tháng vì nhận hối lộ. Là người vận động chống tham nhũng, ông Lee gọi bê bối tham nhũng dính đến gia đình và trợ lý của mình là “chuyện đau lòng”. Ảnh: Getty.

  Theo Zing.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.