Afghanistan: Khoảng lặng trước cơn bão

(Baonghean.vn) - Không tấn công trong vụ thu hoạch thuốc phiện, Kabul đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để giáng đòn vào Taliban.

Binh lính quân đội Afghanistan làm nhiệm vụ trong chiến dịch tiêu hủy cánh đồng hoa anh túc tại huyện Khogyani, tỉnh Nangarhar, Afghanistan, ngày 9/5/2013. Ảnh: Wikimedia commons.
Binh lính quân đội Afghanistan làm nhiệm vụ trong chiến dịch tiêu hủy cánh đồng hoa anh túc tại huyện Khogyani, tỉnh Nangarhar, Afghanistan, ngày 9/5/2013. Ảnh: Wikimedia commons.

Lập trường của chính quyền Afghanistan trong những cuộc đối thoại hòa bình trực tiếp với Taliban thông qua hội đồng điều phối 4 bên gồm các quan chức cấp cao của Afghanistan, Pakistan, Mỹ và Trung Quốc đã thay đổi sau khi nhóm này đánh bom liều chết ngày 19/4 làm 64 người thiệt mạng và 347 người bị thương tại Kabul.

Một tuần sau vụ tấn công, Tổng thống Ashraf Ghani trong bài phát biểu trước quốc hội đã công bố chính sách an ninh mới với lập trường kiên quyết chống Pakistan, mạng lưới Haqqani, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Taliban.

Ông nói: “Chúng tôi không mong đợi Pakistan đưa được Taliban vào bàn đàm phán. Điều chúng tôi muốn là Pakistan giữ lời hứa và triển khai các chiến dịch quân sự chống lực lượng nổi dậy”.

Khi các hoạt động quân sự của NATO chấm dứt vào tháng 12/2014, Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan bắt đầu đảm nhận trách nhiệm đối với an ninh trên khắp lãnh thổ nước này.

Kể từ khi nhậm chức, ông Ghani đã tuyên bố trước Quốc hội sẽ sử dụng mọi nguồn lực để chấm dứt bạo lực thông qua các biện pháp hòa bình”, nhưng cũng như những người tiền nhiệm, ông không tạo được bất kỳ đột phá nào.

Trên thực tế, năm vừa rồi là năm có số thương vong lớn nhất trong lịch sử Afghanistan với số dân thường thiệt mạng lên đến 11.000 người.

Phiến quân Taliban về cơ bản đã kiểm soát Kunduz và giành ưu thế tại các tỉnh khác đặc biệt tại miền Nam, Đông Bắc và Tây Afghanistan.

Bài phát biểu hồi tháng 4 của ông Ghani đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Afghanistan công khai tuyên bố lập trường cứng rắn trước các lực lượng đối lập vốn không sẵn lòng chấm dứt đổ máu thông qua các biện pháp hòa bình và tiếp tục chống đối chính phủ Afghanistan.

Nhưng kể từ khi ông Ghani phát biểu trước quốc hội, ANSF đã không tiến hành các chiến dịch tấn công phiến quân nổi dậy, đặc biệt ở Helmand, Kunduz và Badakhshan.

5 tháng qua, các huyện phía Bắc Helmand đã lần lượt rơi vào tay Taliban, bắt đầu từ Musa Quala và Nawzad vào tháng 2/, sau đó là phần lớn khu vực Sangin và Grashk và Marijah và hiện nay là hầu hết các khu vực phía Bắc Khanashin.

Một người đàn ông địa phương chăm sóc cánh đồng hoa anh túc. Ảnh: Getty.
Một người đàn ông địa phương chăm sóc cánh đồng hoa anh túc. Ảnh: Getty.

Dù ANSF đã giành lại quyền kiểm soát khu vực Khanashin, lực lượng này đang chật vật tìm cách giải phóng thủ phủ Lashkergah. Phiến quân Taliban hiện đã kiểm soát nhiều khu vực của Helmand hơn chính phủ Afghanistan.

Bất chấp thực tế Taliban đã tiến hành cái mà lực lượng này gọi là chiến dịch mùa Xuân, tình hình an ninh tại Helmand vẫn ổn định trong 2 tháng qua. Không có vụ tấn công đáng kể nào cũng như không có khu vực mới nào rơi vào tay Taliban. Bí mật sau khoảng thời gian tạm lắng là Phiến quân Taliban đang bận rộn trong vụ thu hoạch thuốc phiện trong khi (không giống các năm trước) chiến dịch loại bỏ thuốc phiện của chính quyền vẫn chưa khởi động.

Nguồn thu lớn nhất của Taliban chủ yếu từ thu hoạch thuốc phiện. Taliban thu ushr (thuế thu hoạch) từ nông dân; chúng còn thu thêm thuế cho phép trồng cây thuốc phiện và bảo kê trồng thuốc phiện khỏi chiến dịch loại bỏ của chính phủ, đấy là chưa kể các khoản thuế về vận tải, tuyến đường buôn lậu,…

 Vụ thuốc phiện năm nay “được mùa” hơn năm ngoái, tuy nhiên chính phủ nước này chưa “động tay” xử lý. Do nguồn lợi lớn từ sản xuất thuốc phiện, Taliban cũng cẩn thận không khiêu khích chính phủ bằng cách hạn chế tấn công lực lượng chính phủ, để các tay súng của lực lượng này tập trung thu hoạch, thu thuế và chuẩn bị cho chiến dịch tấn công mùa Hè.

Theo dân địa phương, gần 98% tay súng Taliban tham gia sản xuất thuốc phiện dạng viên nén và bánh. Đây là công việc cần tay nghề và kỹ năng, nhưng lao động thời vụ đến từ khắp nơi cũng đổ về.

Theo Haji Toor Jan, một nông dân tại Nawzad: “Một số nhóm Taliban không chỉ có nguồn thu nhập từ tiền bảo kê mà còn thu được một lượng tiền lớn thông qua thu nhập của các tay súng tham gia sản xuất bánh thuốc phiện trong năm qua”.

Khi Taliban bận rộn với thu hoạch thuốc phiện, ANSF hẳn đã có cơ hội tiến hành chiến dịch giành lại các vùng đất phía Bắc Helmand, không chỉ nhắm đến lực lượng nổi dậy mà còn là nguồn tài chính quan trọng của phiến quân. Tuy nhiên, ANSF lại ở vị thế phòng thủ chờ đợi.

Các tay súng Taliban. Ảnh: Sputnik.
Các tay súng Taliban. Ảnh: Sputnik.

Chính phủ Afghan không chỉ nhận hỗ trợ quân sự từ đồng minh chiến lược Mỹ và NATO, mà còn nhận hỗ trợ quân sự từ Nga và Ấn Độ. Dù vậy, ANSF đã không tiến hành tấn công Taliban ở tỉnh Helmand và các tỉnh khác tại thời điểm then chốt nhất, tạo điều kiện lý tưởng cho các phần tử nổi dậy Taliban có được nguồn tài chính cần thiết để mua vũ khí và đạn dược, chuẩn bị cho 1 năm đẫm máu khác tại Afghanistan.

Chính phủ Afghanistan đã mất đi cơ hội tốt nhất để tấn công kẻ thù, dù ANSF tuyên bố họ đã chuẩn bị tấn công và phòng thủ. Xét lượng lớn tiền thu được từ vụ thuốc phiện và số tay súng mới của Taliban, trong vài tháng tới có thể sẽ là chiến dịch tấn công mới của lực lượng này vào lãnh thổ chính phủ kiểm soát. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc tấn công sắp tới của Taliban, chính phủ Afghanistan cần thay đổi cách suy nghĩ và bắt đầu hướng tấn công mới nhắm vào “sân sau” trong khi Taliban đang bận rộn lên kế hoạch chiến đấu.

Đây có thể là thời điểm thích hợp cho Chính phủ Afghanistan xem xét bắt đầu các cuộc đột kích ban đêm nhắm vào những kẻ cầm đầu Taliban và các nguồn tài chính. ANSF cần có các hành động quyết liệt để làm suy yếu khả năng tài chính của Taliban. Nếu ANSF tiếp tục bị động chờ đợi các cuộc tấn công của Taliban , thay vì chủ động tấn công, kịch bản như ở Kunduz có thể lặp lại ở Helmand, nhưng để lại hậu quả chết chóc và nặng nề hơn.

Thảo Linh

(Theo Diplomat)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.