Alex Salmond và chủ nghĩa dân tộc Scotland
(Baonghean.vn) - Năm 2000 khi rời khỏi chính trường, 10 năm lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland (SNP) theo chủ nghĩa ly khai của Alex Salmond để lại di sản khá khiêm tốn: Đảng Lao động chiếm ưu thế áp đảo trong giới chính trị Scotland, SNP đấu đá chia rẽ nội bộ, ly khai khỏi Anh dường như là điều không tưởng. 14 năm sau, người đàn ông từng bị tờ The Telegraph bình luận là có "màn thể hiện mờ nhạt" lại 1 lần nữa rời khỏi sân khấu chính trị, nhưng lần này là với tư thế ngẩng cao đầu.
(Baonghean.vn) - Năm 2000 khi rời khỏi chính trường, 10 năm lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland (SNP) theo chủ nghĩa ly khai của Alex Salmond để lại di sản khá khiêm tốn: Đảng Lao động chiếm ưu thế áp đảo trong giới chính trị Scotland, SNP đấu đá chia rẽ nội bộ, ly khai khỏi Anh dường như là điều không tưởng. 14 năm sau, người đàn ông từng bị tờ The Telegraph bình luận là có "màn thể hiện mờ nhạt" lại 1 lần nữa rời khỏi sân khấu chính trị, nhưng lần này là với tư thế ngẩng cao đầu.
Năm 2004, Alex Salmond quay lại chính trường một cách bất ngờ và khiêm tốn nhưng đầy quyết tâm. Thứ 6 ngày 19/09 năm 2014 đánh dấu mốc 10 năm hoạt động chính trị mà theo ông, là lần cuối cùng (một lần nữa). Lần này, Alex Salmond không chỉ rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo SNP mà cả chiếc ghế Thủ tướng, tổng công trình sư của 1 Quốc hội Scotland với đa số thuộc Đảng SNP. Alex Salmond - người đã lật ngược bàn cờ chính trị, phá vỡ sự ngự trị của Đảng Lao động tại Holyrood; người thậm chí dám thách thức cả lịch sử 307 năm tuổi của Vương quốc Anh thống nhất và chỉ còn cách chiến thắng trong gang tấc đầy tiếc nuối. Bất kể ngày mai ông có làm gì đi chăng nữa, Alex Salmond ngày hôm nay đã được ghi nhận như là 1 trong những nhân vật lớn nhất, những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất của lịch sử chính trị Anh nửa đầu thế kỷ 21.
"Không" với Scotland độc lập... |
Trong tuyên bố từ nhiệm của mình, Alex Salmond không quên cổ vũ thành quả mà chiến dịch "Yes" đạt được trong cuộc trưng cầu dân ý tại Scotland: 45% phiếu "Yes" so với 55% phiếu "No". Ông nói đầy tự hào:"Bây giờ chúng ta đang có cơ hội nắm thóp được Westminster bằng lời 'tuyên thệ' chuyển giao quyền lực cho Scotland mà họ đã hứa hẹn". Cuối cùng, ông kết luận:"Tôi tin rằng với tình hình mới đầy thú vị này, Đảng phái, Quốc hội và cả đất nước sẽ nhận được nhiều lợi ích từ chính quyền mới".
Tuy nhiên, nếu như Alex Salmond để lại phong trào chủ nghĩa quốc gia lớn mạnh hơn bao giờ hết thì ông cũng thừa kế lại 1 viễn cảnh không chắc chắn với những vấn đề chưa được giải quyết. Đa số trong đó là những yếu huyệt của SNP trong chiến dịch "Yes". Đảng này đã không giải quyết thấu đáo các vấn đề nền tảng như đồng tiền mà Scotland độc lập sẽ sử dụng, tốn nhiều thời gian và công sức để tranh cãi về cái giá của việc trở thành thành viên của NATO. Trong những tháng đầu tiên của chiến dịch, họ chưa thực sự chú tâm xây dựng 1 chiến dịch có tính gắn kết và có tổ chức. Nếu không có sự góp sức của các tổ chức chủ trương ly khai khác như Thịnh vượng chung (Common Weal), Phụ nữ vì độc lập (Women for independence), Độc lập triệt để (Radical Independence), Tập thể quốc gia (National collective) thì SNP có lẽ đã không thể kêu gọi được 1.6 triệu lá phiếu Yes. Những tuần cuối cùng trước kỳ bỏ phiếu, vai trò của SNP khá nhạt nhoà, đặc biệt là ở những vùng mà chiến dịch "Yes" mạnh mẽ nhất như Glasgow hay Dundee.
..."Không" với Alex Salmond |
TIN LIÊN QUAN
Cho đến khi có kết quả bỏ phiếu hôm qua, chủ nghĩa dân tộc Scotland của Salmond vẫn đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng có lẽ, điều đó sẽ nhanh chóng trở thành dĩ vãng như thể đã từ rất lâu về trước. Người ta sẽ nhớ về Scotland-suýt-độc-lập như nhớ 1 giấc mơ dang dở. Còn Alex Salmond - có thể là kẻ tiên phong đầy tự trọng, có thể là quân cờ thí mà các thế lực "chắp vá" nên phong trào này thoả thuận hy sinh - ít ra đã để lại được dấu ấn đáng kể trong 40 năm lăn lộn trên chính trường của mình, liệu còn mong gì hơn thế?
Nấm Linh Chi
(Theo The economist)