Bác Hồ kêu gọi các nhà văn hóa chú ý đặc biệt đến nhi đồng
Chỉ sau 1 năm 2 tháng 22 ngày sự kiện Bác Hồđọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 22/11/1946, lễ khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội, Người có bài phát biểu rất ngắn gọn, với tiêu đề tạo ấn tượng: " Các nhà văn hoá Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng!".
Mởđầu bài nói, Bác Hồ khẳng định những đóng góp không nhỏ của nhi đồng Việt Nam cho Cách mạng về văn hoá, một địa hạt rất rộng lớn nhưng cũng vô cùng gần gũi với các em: " Nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ nhiều về văn hoá. Cứ xem mỗi khi có công việc gì thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình".
Nói vậy sợ thiếu cụ thể, không thuyết phục người nghe nhất là những người lớn hay "coi thường", "bắt nạt" trẻ con, Bác liền nêu ví dụ: " Như cần tuyên truyền đời sống mới, cần chống tệ nạn mù chữ, các em diễn ngay được những vở kịch ngắn, vui mà khéo biết bao!".
Bác Hồ với các cháu trường mẫu giáo (Hà Nội, 12-1954). Ảnh tư liệu: K.H (St)
Rồi sợ mình rơi vào chủ quan thiên vị cho các cháu, Người đã phải thốt lên từ gan ruột: " Hay là không biết có phải vì tôi thương nhi đồng mà tôi thấy thế?". Bấy giờ nghe hoặc đọc tới đoạn này, tôi tin chắc nhiều người lớn sẽ không cầm được nước mắt cảm phục tấm lòng thương yêu nhi đồng Việt Nam của Cụ Hồ Chí Minh, và không khỏi ân hận thấy mình bấy lâu nay hình như chưa "đặc biệt chú ý", thậm chí còn thấy có tội với các cháu?!
Kết thúc bài nói chỉ vỏn vẹn 98 chữấy, để kêu gọi các nhà văn hoá nước nhà, Bác Hồđã không nhân danh mình là lãnh tụ một nước vừa dành được chủ quyền độc lập. Rất tự nhiên và cũng đầy thuyết phục, Người đứng về phía quyền lợi, vị thế, kỳ vọng của các cháu nhi đồng mà phát ngôn, mà yêu cầu: "Tôi xin thay mặt toàn thể thiếu nhi Việt Nam kêu gọi các nhà văn hoá hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng!"... Sinh thời Bác Hồ rất thích 2 câu thơ chữ Hán của nhà văn Lỗ Tấn:
Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ,
Cúi đầu làm ngựa cho thiếu nhi.
Có phải "Tôi xin thay mặt toàn thể thiếu nhi Việt Nam kêu gọi các nhà văn hoá hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng" cũng là một cách "cúi đầu làm ngựa" của Người, giúp các cháu phi mau tới những ước mơ bình dị của tuổi thơ nhân loại?
Thực ra thì từ trước Cách mạng tháng Tám (1945), ngày 21/9/1941, Bác Hồđã viết bài thơ "Kêu gọi thiếu nhi". Vận nước gian nan, trẻ em cũng lầm than cơ cực, Người còn kêu gọi trẻ em đoàn kết lại, góp phần mình thực hiện ước muốn bấy lâu:
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
Trong diễn ca "Lịch sử nước ta" gồm 210 câu thơ lục bát, đoạn viết về cậu bé Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí cường, nhân đó Bác Hồ kêu gọi "Trẻ con nước Việt nên cùng noi theo", mà tham gia cứu nước cứu nhà. Hội Nhi đồng Cứu quốc thành lập là một bộ phận của Việt Minh, trong đó có cả gương mặt những "Trẻ chăn trâu" (Tên một bài thơ của Bác, viết ngày 21/11/1942) là một ví dụđã được lịch sử nước nhà ghi công!
Dành sự quan tâm đặc biệt đối với các cháu nhi đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Các nhà Văn hoá Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng". Theo dõi Biên niên sử của Người, chúng ta được biết, trước buổi nói chuyện với Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), thì ngày 7/11/1946, Bác đã ra thông báo về việc nhận con các liệt sĩ về làm con nuôi; ngày 9/11/1946, vào lúc 20 giờ,
Người dự dạ hội của thiếu nhi Thủđô mừng Quốc hội; tới ngày 18/12/1946, tại làng Vạn Phúc, Bác đã chủ toạ Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, quyết định khởi đầu cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi toàn quốc...Và, cho mãi tới cuối đời, trong Di chúc, bên cạnh toàn dân toàn Đảng toàn thể bộđội các cháu thanh niên được Bác "để lại muôn vàn tình thân yêu", mỗi chúng ta cùng bè bạn quốc tế, đều cảm động và không bất ngờ vì được thấy trong đó có các cháu nhi đồng!
Nhật Thi