Bài 1: Lắm... nỗi niềm !
Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc chia tách Trung tâm y tế tuyến huyện (cũ) thành Bệnh viện và Trung tâm y tế (TTYT), đến nay ở tỉnh ta đã có 19/20 TTYT tuyến huyện được chia tách. Song, hoạt động của các TTYT này hiện đang gặp muôn vàn khó khăn.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc chia tách Trung tâm y tế tuyến huyện (cũ) thành Bệnh viện và Trung tâm y tế (TTYT), đến nay ở tỉnh ta đã có 19/20 TTYT tuyến huyện được chia tách. Song, hoạt động của các TTYT này hiện đang gặp muôn vàn khó khăn.
Được giới thiệu là một trong những TTYT thuộc tốp đầu của tỉnh trong 4 năm qua, chúng tôi tìm về TTYT huyện Thanh Chương để tìm hiểu và không khỏi... ngạc nhiên!..
Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, Trung tâm được chia "tài sản" gồm một số ngôi nhà làm việc nằm trong khuôn viên Bệnh viện (đất thuộc Bệnh viện nên liên tục bị... đòi).
Dự án xin xây dựng Trung tâm gặp khó khăn về kinh phí giải phóng mặt bằng, mặc dù UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu Sở Tài chính và UBND huyện phối hợp giải quyết xong công tác đền bù trước ngày 30-1-2011 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Cán bộ Trung tâm y tế Con Cuông đi cơ sở phòng chống sốt rét
cho dân bản. Ảnh: Từ Thành
Do không có trụ sở làm việc nên trang thiết bị không phát huy hết tác dụng và không dám mua sắm thêm vì không có nơi để triển khai. Tổ chức Ngân hàng Thế giới cũng có trang bị cho Trung tâm một máy xét nghiệm HIV nhưng hiện đang để nhờở phòng... thủ quỹ. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, một trong những nhiệm vụ của Trung tâm được thực hiện bằng... cảm quan vì thiếu thiết bị... Các nhiệm vụ CSSK của y tế công cộng, CSSKSS chủ yếu mới dừng ở việc hỏi bệnh. Trung tâm cũng được "chia" 2 chiếc xe từ ngày "ra riêng" để làm nhiệm vụ phòng dịch nhưng giá trị thanh lý là bằng 0 đồng.
Hiện nay, trên cả nước đang thực hiện tồn tại song song 2 mô hình trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện là mô hình TTYT chưa chia tách bệnh viện và mô hình TTYT (còn gọi là TTYT dự phòng) đã được chia tách khỏi bệnh viện. Tính đến thời điểm này đã có 77,6% số huyện của cả nước thực hiện chia tách theo Thông tư liên tịch số 11/2005 của Bộ Y tế- Bộ Nội vụ và ở tỉnh ta, sốđược chia tách là 19/20 huyện, thành, thị. Theo đó, nhiệm vụ của Trung tâm được xác định chủ yếu là thực hiện việc phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia và quản lý y tế cơ sở.
Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất mà các TTYT hiện gặp phải là vấn đề thiếu nhân lực. Khi chia tách, hầu hết cán bộ có năng lực và có những điều kiện thuận lợi khác đều được giữ lại ở Bệnh viện, còn cán bộ về với Trung tâm thì hầu hết còn non về chuyên môn. TTYT Thanh Chương khi chia tách có 23 biên chế, đến nay có 38 biên chế, song chỉ có 6 bác sỹ, không có dược sỹ, còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng. Huyện và Trung tâm cũng liên tục thông báo tuyển dụng bác sỹ về công tác tại đây nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được một bộ hồ sơ mới nào.
Đặc biệt, theo Giám đốc Trung tâm- bác sỹ Nguyễn Hoàng Hòa thì còn có sự chồng chéo, khó phối hợp khi mà trên địa bàn có tới 5 bộ phận cùng hoạt động trong lĩnh vực CSSK nhân dân, gồm: Phòng Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm DSKHHGĐ, Hiệu thuốc và Trung tâm Y tế. Ví như chương trình CSSKSS thì cả Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng lẫn Trung tâm DSKHHGĐđều gánh "trách nhiệmể, còn có chỗ thì thiếu không đâu "nắm" như việc thanh tra, quản lý dược và KCB tư nhân (do Phòng Y tế thiếu nhân lực).
Không chỉở Thanh Chương, mà hầu hết các TTYT tuyến huyện trên địa bàn toàn tỉnh đều có chung thực trạng buồn với chồng chất khó khăn, thiếu trước hụt sau. Ví nhưĐô Lương, trụ sở làm việc của TTYT cũng đang phải mượn tạm và xuống cấp nghiêm trọng.
Phòng làm việc bị chia nhỏ và hễ trời mưa là... dột. Trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn cũng vô cùng thiếu thốn. TTYT Quỳ Châu thì còn thiếu ít nhất 3 bác sỹ. Và không nói đâu xa, ngay tại TTYT Thành phố Vinh cũng nhiều lắm nỗi niềm: Với 5 bác sỹ, 35 nhân viên trên tổng số 41 biên chếđược giao và từ ngày chia tách, cũng chưa có thêm bác sỹ nào vềđây làm việc.
Bác sỹ Phạm Văn Thanh- Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: Riêng về các TTYT, hiện nay, mới có ở Nghĩa Đàn (TTYT mới thành lập sau khi tách huyện) là có giường bệnh (do không thực hiện mô hình bệnh viện đa khoa nữa) và hiện có 33 giường bệnh trên tổng số 80 giường bệnh được giao (đến tháng 6 này mới tiếp nhận điều trị).
Còn lại 19 trung tâm vẫn hoạt động riêng lẻ. Về nhân lực, 20 trung tâm trên địa bàn tỉnh mới có 98 bác sỹ trên 207 biên chế theo quy định. Chưa hề có một dược sỹđại học nào. Khoảng 80- 90% bác sỹ thuộc hệ chuyên tu nên có phần hạn chế về chuyên môn. Hiện mới chỉ có Quế Phong và Kỳ Sơn nhờđược hưởng lợi từ chương trình 30a nên TTYT đã có cơ sở hoàn chỉnh, nhưng thực sự có hiệu quả thì chỉ có Quế Phong. Còn Tương Dương thì hiện nay mới triển khai giải phóng mặt bằng.
TTYT Cửa Lò cũng đang được xây dựng bằng nguồn ngân sách tỉnh và Thị xã nhưng cũng khiêm tốn với mức 5,6 tỷđồng. Có 7 huyện được Dự án Hỗ trợ Bắc Trung Bộ xây dựng nhà kỹ thuật trị giá 200.000 đô la (tương đương gần 4 tỷđồng)/1 đơn vị, là: Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳ Châu, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn.
Dự án này đã được phê duyệt từ năm ngoái nhưng đến giờ do trượt giá nên chưa thực hiện được và ngành cũng không biết việc thực hiện bù giá sẽ thuộc trách nhiệm của ai. Nhưng xây dựng được nhà kĩ thuật mà nhà làm việc lại chưa có thì vẫn không hết khó khăn. Còn hiện tại, hầu hết các TTYT huyện đang ở tạm trong khuôn viên bệnh viện huyện, hoặc thuê, mượn rải rác của các tổ chức, cá nhân.
Không những thế, các trung tâm còn thiếu thốn trang thiết bị một cách trầm trọng. Những thiết bị tối thiểu như máy điện quang, máy siêu âm, labo xét nghiệm hầu như chưa có.
Chưa có một trung tâm nào được đầu tư xe ô tô ngoài một số trung tâm được chia ô tô đã quá cũ nát và giá trị thanh lý bằng 0 sau khi chia tách. Không có xe phục vụ cho công tác chống dịch, vận chuyển thuốc men, vì vậy cán bộđi chống dịch phải tự túc phương tiện nhưng không được thanh toán tiền xăng xe.
Bên cạnh đó, ngoài lương và phụ cấp vốn đã chưa tương xứng với khối lượng công việc và trách nhiệm, thì cán bộ, nhân viên của trung tâm không có thêm khoản thu nhập nào khác. Chính vì vậy, việc các y, bác sỹ không ai muốn về trung tâm mà chỉ có những người muốn bỏ việc ra đi.
(còn nữa)
Nhóm P.V