Bài 1: Nhận diện khó khăn
(Baonghean) - Phát triển công nghiệp được xác định là một khâu "đột phá" quan trọng của Nghệ An. Vấn đề là vẫn có giải pháp có tính bứt phá cho các "đầu tàu" là Khu kinh Đông Nam và các khu công nhiệp để có tiền đề thúc đẩy công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, thực tếđang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức...
Ngoài Khu kinh tếĐông Nam (KKT), đến thời điểm này tỉnh ta đã thành lập được 3 khu công nghiệp (KCN) là Bắc Vinh, Hoàng Mai 1 và Khu công nghiệp Đông Hồi; các Khu công nghiệp khác là: Tân Kỳ, Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Sông Dinh, Tri Lễđang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Thực tếở các khu công nghiệp và các khu chức năng gắn với Khu kinh tếĐông
Công ty CP Bao Bì SABECO - Sông Lam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tiến độ lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT, các KCN vẫn chậm so với yêu cầu. Công tác quản lý quy hoạch sau phê duyệt chưa được quan tâm thường xuyên, việc phi phạm quy hoạch vẫn xẩy ra nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Quá trình phối hợp khảo sát, lựa chọn địa điểm quy hoạch các KCN chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian để thống nhất địa điểm (KCN Hoàng Mai 2, KCN Phủ Quỳ; KCN Tri Lễ). Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng KKT Đông
Bên cạnh đó, tỉnh ta đang là một tỉnh nghèo điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, các chính sách ưu đãi đầu tưđối với các KCN trên địa bàn tỉnh không cao hơn các KCN trên cả nước, do đó các KCN Nghệ An không thể so sánh được với các KCN ở những địa phương nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các trung tâm kinh tế của đất nước. Từđó, các nhà đầu tư ít lựa chọn các KCN Nghệ An đểđầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu chức năng trong KKT và hạ tầng các KCN.
Ngân sách Nhà nước cấp đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KKT, các KCN còn ít, chỉ dựa chủ yếu vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư hạ tầng có năng lực thật sự, nên trong 5 năm từ 2007 đến 2011, tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho quy hoạch và đầu tư xây dựng KKT Đông Nam chỉ có 50,59 tỷđồng, bình quân mỗi năm 10,1 tỷđồng. Công ty phát triển KCN Nghệ An được thành lập từ năm 2003, hoạt động với tư cách là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý KCN (nay là Ban Quản lý KKT Đông Nam), được tỉnh giao làm chủđầu tư hạ tầng Khu A, C KCN Nam Cấm. Trong quá trình hoạt động đã cho thấy bất cập lớn nhất của mô hình này là không thể huy động các nguồn vốn đểđầu tư phát triển hạ tầng KCN mà chỉ tiếp nhận nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.
Vì vậy, KCN Nam Cấm đã thành lập 9 năm nhưng hạ tầng Khu A, Khu B, khu xử lý nước thải tập trung vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Một trong những bất cập lớn là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được giải quyết triệt để. Nguyên nhân, một mặt do các chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB; mặt khác là do sự phối hợp giữa các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương với Ban Quản lý KKT, các chủđầu tư hạ tầng chưa thật sự thường xuyên, chưa quyết liệt.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng KKT và các KCN từ nay đến năm 2020, hướng mục tiêu đưa Nghệ An trở thành một tỉnh công nghiệp vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể, hiện nay ngoài ảnh hưởng của những biến động chungmang tính toàn cầu, thì sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư của các nước trong khu vực ngày càng diễn ra quyết liệt. Với nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, trình độ lao động và hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi, Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn trong, ngoài nước khác.
Việc thực hiện Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội làm cho công tác huy động đủ nguồn vốn dự tính đểđầu tư, xây dựng và phát triển KKT Đông Nam, các KCN trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Nghệ An không thuận lợi nên việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN, các khu chức năng trong KKT và thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, tạo động lực và có tính lan tỏa trong thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KKT Đông Nam, các KCN trong giai đoạn đầu là rất lớn, thì khả năng bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác có nhiều hạn chế.
Hiện nay, Nghệ An cũng đã xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ phát triển hạ tầng KKT và các KCN giai đoạn 2020. Đó là tiếp tục hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam và các KCN theo quy hoạch chung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam, các KCN cho phù hợp với định hướng phát triển gắn với vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh mà Nghị quyết XVII Đảng bộ tỉnh đã đề ra; tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chuẩn bịđầu tư và triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội thiết yếu trong KKT và các KCN, tạo điều kiện cho KKT và các KCN vận hành thuận lợi trong giai đoạn đầu và phát triển nhanh trong giai đoạn sau; đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, có chính sách thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
Đối với KKT Đông
Ngoài tuân thủ các quy định của Chính phủ vềđiều kiện thành lập và mở rộng các KCN, thì ngành, nghề bố trí trong từng KCN phải căn cứ vào lợi thế của từng vùng; đáp ứng yêu cầu các KCN là hạt nhân, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm (các KCN Hoàng Mai, Đông Hồi của vùng trọng điểm Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; các KCN Nghĩa Đàn, Phủ Quỳ, Sông Dinh, Tân Kỳ của vùng Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp gắn với miền Tây của tỉnh).
Vũ Hoàng (Còn nữa)