Bài 12: Di tích gắn với phong trào chống Mỹ cứu nước
(Baonghean.vn) Từ đầu tháng 2/1965, đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá ác liệt vào cửa khẩu Nậm Cắn. Từ giữa tháng 3/1965, trên bầu trời Nghệ An không ngớt tiếng gầm rú của máy bay Mỹ, chúng bắn phá ác liệt xuống nhiều nơi, nhiều vùng. Cùng cả nước đánh Mỹ, nhân dân Nghệ An với các lực lượng chủ chốt là thanh niên xung phong (TNXP), dân công hoả tuyến, bộ đội chủ lực …ngày đêm bám trận địa, mở đường cho những chuyến xe qua. Trong những tháng năm khói lửa ấy, nhiều tấm gương TNXP, bộ đội anh dũng hy sinh. Nơi các anh, các chị ngã xuống nay đã trở thành di tích lịch sử - là minh chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc Mỹ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
(Baonghean.vn) Từ đầu tháng 2/1965, đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá ác liệt vào cửa khẩu Nậm Cắn. Từ giữa tháng 3/1965, trên bầu trời Nghệ An không ngớt tiếng gầm rú của máy bay Mỹ, chúng bắn phá ác liệt xuống nhiều nơi, nhiều vùng. Cùng cả nước đánh Mỹ, nhân dân Nghệ An với các lực lượng chủ chốt là thanh niên xung phong (TNXP), dân công hoả tuyến, bộ đội chủ lực …ngày đêm bám trận địa, mở đường cho những chuyến xe qua. Trong những tháng năm khói lửa ấy, nhiều tấm gương TNXP, bộ đội anh dũng hy sinh. Nơi các anh, các chị ngã xuống nay đã trở thành di tích lịch sử - là minh chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc Mỹ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Di tích Truông Bồn
Truông Bồn nằm trên đường chiến lược 15A đoạn qua xã Mỹ Sơn – Đô Lương, trọng điểm giao thông bị bắn phá ác liệt, ghi dấu tội ác của kẻ thù và chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Đoạn đường núi Truông Bồn dài 5km, điểm bắt đầu là Cửa Truông và điểm cuối cùng là dốc Kỳ Lợn. Từ Cửa Truông đường cao dần, xẻ qua một quả đồi, vượt lên đỉnh dốc gặp chân núi U Bò – nơi đây đã chứng kiến sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ: Một ông lão nông dân nhỏ bé ngoài 60 tuổi dũng cảm, mưu trí tay không bắt giặc lái Mỹ có trang bị vũ khí hiện đại. Tiếp tục hành trình trên con đường nằm lọt giữa rừng thông xanh tốt với những cái tên đã đi vào lịch sử như đồi Phòng Không, núi Cột Cờ, đồi Cây Thông – nơi 13 chiến sỹ TNXP đã anh dũng hy sinh. Đứng ở đây nhìn ra hướng Bắc là dãy núi Diêu Sét có lèn 12 thung là kho trung chuyển vũ khí của Quân khu 4 thời đánh Mỹ. Núi đá dựng và đập Khe Mây – nơi các chiến sỹ TNXP thường tắm giặt sau những giờ lao động vất vả. Đi tiếp khoảng 500m đến dốc Kỳ Lợn là một đỉnh đồi nằm trên dãy núi cao sừng sững như bức tường phía
Truông Bồn cũng là điểm ghi lại dấu tích của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thiếu tướng Đồng Sỹ Nguyên và nhiều đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội đã về thăm, kiểm tra, động viên tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu của các chiến sỹ bộ đội, TNXP và nhân dân xã Mỹ Sơn, Nhân Sơn trong những năm tháng máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt góp phần làm nên huyền thoại Truông Bồn: Tiêu biểu là sự hy sinh của 13 chiến sỹ TNXP Đại đội 317 - N65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước…
Để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ tới công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương, cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, năm 2008, Đảng và Nhà nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể cán bộ, chiến sỹ Đại đội 317, Đội 65 Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, vào các ngày lễ, tết, cán bộ, đảng viên và nhân dân lại về đây dâng hương, dâng hoa thể hiện lòng thành kính, tri ân và báo công với các TNXP.
Đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, năm 1994, tỉnh Nghệ An đã khánh thành "Nhà bia mộ", quy tập hài cốt các liệt sỹ về đây để chăm sóc và tưởng niệm. Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận: Di tích lịch sử Truông Bồn (mộ các liệt sỹ TNXP hy sinh ngày 31/10/1968) xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương. Năm 1996, Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Truông Bồn là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia.
Di tích hang Hoả Tiễn
Di tích hang Hỏa Tiễn |
Để chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam đánh địch, sau khi tiếp nhận quân số TNXP chi viện cho ngành GTVT của Trung ương đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 27 tháng 4 năm 1965, Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập đơn vị C271 đội 27, “ba sẵn sàng” gồm 150 đồng chí, chuyển giao cho Tổng cục Đường sắt để đáp ứng nhu cầu bảo vệ tuyến đường sắt huyết mạch và sản xuất nguyên liệu đá đáp ứng kịp thời cho công tác bảo đảm giao thông khu vực Thanh Hoá – Vinh, trong đó tập trung tăng cường cho mặt trận Hoàng Mai ở Quỳnh Lưu. Đơn vị C271 được phân thành nhiều tổ đội, mỗi tổ đội đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, trong đó, Tổ 4 có 36 đồng chí (14 nam, 22 nữ) với nhiệm vụ khai thác đá để xây dựng đoạn đường vào ga Hoàng Mai và khắc phục kịp thời các sự cố trên tuyến đường sắt khi bom Mỹ đánh phá.
Ngày 28/4/1966, khoảng 9 giờ sáng, lúc tổ đang vận chuyển những khối đá cuối cùng để hoàn thành đoạn đường ray còn lại, bất ngờ máy bay Mỹ ném bom. Khi phần lớn anh em đã vào trong hang thì máy bay địch nhào tới phóng một loạt bom làm rung chuyển cả khu vực, tiếp theo là một loạt đạn rocket trúng miệng hang. Cửa hang bị đánh sập hoàn toàn, đá rơi ngổn ngang che kín lối vào. Đến chiều tối hôm đó, khi Mỹ ngừng ném bom, các đơn vị TNXP, bộ đội, dân quân, công nhân khai thác đá, tập trung về đây quyết tâm nỗ lực tìm kiếm với hy vọng còn đồng đội nào sống sót.Mãi sáng hôm sau một phần cửa hang mới được mở. Bước vào hang, tất cả đồng đội như chết lặng khi thấy một cảnh tượng đau thương bao trùm: 33 thi thể nằm ngổn ngang, bất động, không còn ai còn nguyên vẹn -các anh các chị đã hy sinh. Năm 1966, sau khi các TNXP hy sinh, do hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, nên thi hài các liệt sỹ được mai táng cách hang Hỏa Tiễn 300m.
Năm 1996, để tưởng nhớ công lao các liệt sỹ TNXP, sau hơn 30 năm, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đưa thi hài các liệt sỹ về an táng bên cạnh Quốc lộ 1A (nay là trụ sở của Xí nghiệp đá Hoàng Mai), lấy tên là “Nghĩa trang liệt sỹ TNXP”. Năm 2001, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường sắt, nghĩa trang được dời về tại vị trí ngày nay, cách hang Hỏa Tiễn 300m và được xây dựng quy củ. Đến năm 2003, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã có quyết định công nhận 33 TNXP Tổ 4, đơn vị C271, đội 27 là liệt sỹ và cấp bằng Tổ quốc ghi công, ghi nhận công lao của các anh chị trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 2006, nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của các liệt sỹ TNXP (28/4/1966 – 28/4/2006) và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Xí nghiệp đá Hoàng Mai đã xây dựng và tu bổ, tôn tạo nghĩa trang lấy tên gọi là “Nghĩa trang liệt sỹ Đường Sắt”. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn xây dựng lại khuôn viên hang Hỏa Tiễn, khắc bia tưởng nhớ và xây nhà tưởng niệm 33 liệt sỹ, tạo thành 1 cụm di tích hoàn chỉnh khang trang...
Di tích Nhà máy điện Vinh
Ống khói nhà máy điện Vinh. |
Trong suốt 10 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Nhà máy điện Vinh là một trong những mục tiêu đánh phá ác liệt nhất. Tập thể công nhân Nhà máy điện Vinh thực sự trở thành niềm tin, niềm kiêu hãnh của những người thợ điện trên quê Bác, xứng đáng với lá cờ thêu 12 chữ vàng: “Chiến đấu dũng cảm, lao động sáng tạo, chiến thắng vẻ vang” do Liên hiệp Công đoàn Nghệ An tặng. Ngày 4/6/1965, máy bay địch ập tới ném bom xối xả vào nhà máy, 8 đồng chí cán bộ công nhân đã hy sinh ngay tại nơi làm việc.
Nhà máy điện Vinh đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng (năm 1967, tại Đại hội Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước). Để ca ngợi những thành tích đó, Xưởng phim tài liệu Việt
Tháng 10/1985, Nhà máy điện Vinh ngừng hoạt động do nguồn điện ở phía Bắc được tăng cường (Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại hoà vào lưới). Sau gần 28 năm vận hành phát điện, qua bao thời kỳ thăng trầm, đổi thay, Nhà máy điện Vinh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Là chứng tích lịch sử của một đơn vị sản xuất, mà tên tuổi đã đi vào lịch sử của dân tộc, của ngành điện Việt
Ý thức được giá trị, ý nghĩa lịch sử của nhà máy, trong suốt thời gian qua, Điện lực Nghệ An đã luôn quan tâm bảo vệ địa điểm di tích này. Bên cạnh việc giữ nguyên một phần mặt bằng nhà máy trước đây, Điện lực Nghệ An còn bảo tồn và tôn tạo một số hạng mục trên nền đất cũ của nhà máy như ống khói, trung tâm điều hành sản xuất lò máy Liên Xô (cũ), hệ thống hang hầm trong lòng núi Dũng Quyết (hang D6) và rất nhiều hiện vật được lưu giữ tại phòng Truyền thống. Vào ngày 4 tháng 6 hằng năm, Điện lực Nghệ An đều tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì dòng điện không bao giờ tắt trên quê hương Xô Viết anh hùng.
Thanh Thuỷ