Bài 2: Cần có giải pháp đồng bộ và quyết liệt
Qua tìm hiểu thực tếở tỉnh ta, có thể thấy, ưu điểm của mô hình chia tách đã vận hành là nguồn lực dành cho dự phòng tốt hơn; có đủ số khoa phòng để thực hiện các chức năng chuyên môn. Hạn chế của mô hình này là nhiều trung tâm khi chia tách ở vào tình cảnh "con rơi", thiếu thốn đủ bề; cơ chế phối hợp hoạt động với bệnh viện còn chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch.
Theo ông Hoàng Văn Hảo- Phó Giám đốc Sở Y tế: Xét về mặt lý thuyết, sự chia tách là khoa học và hợp lý, việc chuyên môn hóa và phát triển mạnh hệ y tế dự phòng tuyến huyện tương xứng với hệđiều trị là việc làm cần thiết. Nhưng trên thực tế, để làm được điều đó cần phải được chuẩn bịđầy đủ về con người, cơ sở vật chất, phương pháp hoạt động chứ như tình trạng hiện nay thì còn quá nhiều bất cập.
Vì vậy, trước hết ở tầm vĩ mô, nhiều người trong cuộc mong Nhà nước, Bộ sớm thống nhất một mô hình hoạt động y tế cơ sở. Ông Phạm Văn Thanh- Giám đốc Sở Y tế không ngần ngại cho rằng, hiện nay, ở tuyến huyện, những khó khăn của TTYT thì đã rõ, nhưng các đơn vị phòng y tế cũng bị xem thường. Nên chăng có thểđể một huyện chỉ còn 2 đơn vị: bệnh viện đa khoa và TTYT ( gồm phòng y tế, TTYT cũ, TT DSKHHGĐ)? Giải quyết mô hình này thực chất là tạo sự thống nhất về quản lý, tạo sức mạnh thống nhất về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở.
Với những khó khăn chồng chất khó khăn, thiếu nhân lực, thiếu hụt cơ sở vật chất của các TTYT, có thể thấy việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm này chắc chắn hiệu quả không cao. Và đứng trước thực trạng này, Sở Y tếđã nỗ lực tìm cách tháo gỡ về cơ chế, chính sách để thực thi nhiệm vụ trong khả năng có thể.
Trước hết, là thực hiện phương châm lấy y tế dự phòng làm trọng, ngành đã có nhiều chính sách ưu tiên trong quản lý nhà nước, tham mưu cấp kinh phí cho hệ dự phòng. Hiện nay, ngành đang xây dựng đề án để trình UBND tỉnh hỗ trợ cho bác sỹ và dược sỹđại học công tác tại trạm y tế xã, TTYT huyện và một sốđơn vịđặc thù được hỗ trợ thêm một tháng lương tối thiểu hàng tháng. Những bác sỹ mới thu hút về theo QĐ 65 của tỉnh thì năm đầu tiên chưa được hưởng chếđộ này. Tất cả các bác sỹ và dược sỹđại học khi ra trường nhận công tác tại TTYT nói riêng và ngành Y tế Nghệ An nói chung sẽđược nhận ngay vào biên chế mà không phải trải qua giai đoạn hợp đồng.
Những nỗ lực ban đầu ấy là rất cần thiết và đáng ghi nhận, song cũng phải thừa nhận một điều rằng, liệu ngần ấy chếđộ, chính sách đã thực sự hấp dẫn đối với một bác sỹ, dược sỹ 6,7 năm miệt mài đèn sách với mong muốn được hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn là khám chữa và điều trị cho người bệnh? Đó là chưa kể chuyện phải làm việc mà không có trang thiết bị chuyên dùng, thậm chí trụ sở cũng nay chỗ này, mai chỗ khác và hoạt động chồng chéo, lấn sân nhau.
Vì vậy, mong muốn tha thiết của các cán bộ, nhân viên ở các TTYT huyện cũng như lãnh đạo ngành, nếu Nhà nước còn để mô hình chia tách như hiện nay thì phải đầu tư mọi mặt và toàn diện, không để tình trạng "con rơi" này kéo dài.
Trước hết, cần xem xét, sửa đổi chính sách đãi ngộ cán bộ nhằm thu hút nhân tài cho hệ y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư kinh phí phát triển y tế dự phòng tuyến huyện. Bên cạnh đó, UBND và các ngành chức năng có liên quan cần xem xét ưu tiên giải quyết đất và kinh phí xây dựng cơ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị cho các TTYT, có giải pháp hiệu quả giám sát, hỗ trợ các TTYT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụđược giao.
Góp phần giải bài toán trung tâm y tế tuyến huyện trước hết phải bằng định hướng sát thực, cụ thể; sau đó phải đồng bộ các bước đi và cách làm mới có hy vọng nhận được đáp số hoàn chỉnh trong bối cảnh khó khăn chung không chỉ của ngành Y tế.
Nhóm phóng viên