Bài 2: Môi trường - những gam màu tối
Nước, rác, khí thải... và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ giải quyết vấn đề môi trường đô thị của Tp. Vinh đang là "nguyên nhân toàn diện" dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường đang trực tiếp ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng. Hay nói cách khác, vấn đề môi trường đang là bất cập lớn của đô thị Vinh loại 1.
Xem Bài 1 -> Du lịch - Mới chỉ có "gạo ngon và cơm trắng"
Thực trạng...
Môi trường cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế, trường hợp con sông Vinh là một minh chứng điển hình: Dòng sông là nguồn nước chính của Nhà máy nước Vinh cung cấp cho 1/2 dân số thành phốăn uống và sinh hoạt, nhưng nhiều năm nay đang bịô nhiễm nặng. Sông Vinh đã bị người dân "đầu độc" bởi vô số các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp, từ nước bẩn, rau củ quả, hộp xốp, bao ni lông, đồăn... và cả xác chết súc vật, cho đến các hợp chất từ nước thải của Nhà máy Xi măng Cầu Đước, xưởng sản xuất giấy của Công ty TNHH An Châu xả ra (không chỉ sông Vinh mà dòng Kênh Bắc - được ví như dải lụa mềm vắt ngang thành phố cũng loang lổ dầu mỡ, nước đen kịt, bốc mùi hôi thối)... Xử lý nước sông Vinh để có nguồn nước sạch, những tưởng Nhà máy nước Vinh là "nạn nhân" nhưng không hẳn, bởi chính Nhà máy nước cũng gây ô nhiễm: 5 năm nay, 6 ha lúa và 3 ha ao cá của cánh đồng Bàu Làng Vang, phường Đông Vĩnh phải bỏ hoang do Nhà máy nước xả bùn chứa phèn ra con mương chuyên cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, bùn nhão đã tràn vào đồng và ao cá. Cơ quan chức năng đã kết luận rõ là do Dự án xây dựng hồ thu gom xử lý bùn lắng đọng triển khai chậm tiến độ; chưa thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy.
Rác trên đường Hồ Tùng Mậu
Tương tự, Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khoẻ và đời sống của người dân xã Hưng Đông. Việc gây ô nhiễm của Công ty đã bị người dân phản ánh, qua kiểm tra các cơ quan chức năng của tỉnh yêu cầu Công ty xây dựng hệ thống nước thải, nhưng đơn vị này chỉ xây qua loa đối phó, nước thải vượt chuẩn nghiêm trọng.
Tỉnh và Thành phố Vinh đã yêu cầu Công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam bồi thường cho người dân nhưng đơn vị này không nhất trí với lý lẽ: Khi nhà máy của Công ty đi vào sản xuất thì hệ thống nước thải của Khu công nghiệp Bắc Vinh chưa có. Mương thoát nước gây ô nhiễm là hệ thống thoát nước chung của nhiều nhà máy, công ty "chịu vạ" vì do ở cuối tuyến mương. Chuyện công ty Cổ phần Bao bì Sabeco Sông Lam gây ô nhiễm là rõ ràng, nhưng Khu công nghiệp Bắc Vinh đi vào hoạt động trên 10 năm nay nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải do Công ty đầu tư phát triển khu công nghiệp Bắc Vinh (đảm nhận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng) không chịu xây dựng thì chẳng phải ai cũng biết rõ. 30 ha ruộng ở xã Nghi Kim và hơn 15 ha ruộng xã Hưng Đông không thể sản xuất là chuyện "đã rồi".
Thành phố Vinh cũng có nhiều nơi đáng báo động vì ô nhiễm không khí. Không kể các điểm nút giao thông ô nhiễm khí thải phương tiện và bụi từ các con đường thi công dang dở kéo dài trong thành phố, thì có 2 loại ô nhiễm không khí hiện rất đáng quan ngại: Trước hết là ô nhiễm từống khói lò đốt rác thải y tế của các bệnh viện. Tất cả các lò này đều quá cũ và đã quá nhiều lần sửa chữa, khả năng đốt kém nên lượng phóng thích các chất nguy hiểm ra không khí là rất lớn. Vềô nhiễm khí thải công nghiệp gây ảnh hưởng đời sống bà con xã Hưng Lộc, đã được chính "thủ phạm" là Công ty CP nhựa Hùng Linh thừa nhận. Công ty này chuyên sản xuất ống nước, đồ nhựa gia dụng song thay vì sử dụng nhựa hạt nhập khẩu, thì lại tái chế nhựa để sản xuất khiến mùi hôi thối và mùi khét của nhựa bịđốt "ám ảnh" 31 hộ dân tổ dân cư số 5, xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc trong suốt 2 năm trời. Chuyện xưởng sản xuất của công ty này gây ô nhiễm lại nằm lọt thỏm giữa khu dân cư còn có trách nhiệm của những người quy hoạch, cấp phép.
Ô nhiễm môi trường ở Thành phố Vinh cũng trở lên bức xúc bởi hành vi đổ rác thải, phế thải bừa bãi, đang trở nên ngang nhiên và phổ biến. Nếu ở các phường nội thành thì việc đổ rác đã được quy định theo giờ và ở các địa điểm nhất định nhưng nhiều năm nay, người dân vẫn đổ rác ra đường, vỉa hè và nơi công cộng trên nhiều tuyến phố. Nhiều hộ dân sau khi quét dọn nhà mình sạch sẽ là tiện tay đổ luôn rác ra vỉa hè, trong nhà còn rác thì lại ném ra đường không cần biết nơi đó vừa được các công nhân môi trường đô thị quét dọn sạch sẽ. Ở các xã ngoại thành, tình trạng xả rác thải cũng lan rộng, bà con xả rác bừa bãi khắp đường làng, ngõ xóm tạo ra nhiều điểm đen gây ô nhiễm môi trường...
Bên cạnh rác thải sinh hoạt là rác thải xây dựng, rác trên tường. Song 2 loại rác này hiện còn không là vấn đề nóng bởi Thành phố Vinh đã chỉđạo các khối xóm làm hẳn biển thông tin cho "hút hầm vệ sinh" "khoan cắt bê tông" "dịch vụ gia sư" quảng cáo; Thành phốđang quá trình mở rộng nên rất nhiều điểm cần gạch vụn, vôi vữa để san lấp mặt bằng, nên rác thải xây dựng đã trở thành mặt hàng buôn bán... Nói như vậy, không có nghĩa là công tác xử lý rác thải tiến bộ mà chỉ thể hiện một điều ý thức của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa đô thị chưa tốt. Hành vi thiếu văn hóa này kéo theo hệ lụy mà cơ bão số 3 vừa rồi thể hiện rất rõ: nhiều tuyến đường trong thành phố trở thành bể nước dù lượng mưa chỉ tầm 100ml; bởi rác do người dân vô tình hay hữu ý thải ra đã lấp kín hệ thống thoát nước...
Nỗ lực cải tạo môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường của Thành phố Vinh được thể hiện qua các số liệu của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An tiến hành lấy mẫu, đo xét nghiệm. Đơn cử, tại đợt quan trắc vào tháng 3 năm 2010, chất lượng nước mặt tại Hồ Goong, Hồ Goong 2, Hồ Cửa Nam, Hồ Bảy Mẫu có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cụ thể là: chỉ tiêu SS ở Hồ Goong vượt 2,64 lần; nhu cầu ô xy sinh hóa ở Hồ Goong vượt 1,13 lần, ở Hồ Bảy Mẫu vượt 1,2 lần; Chỉ tiêu NO2 ở Hồ Goong 2 vượt 1,43 lần, ở Hồ Bảy Mẫu vượt 6,33 lần; chỉ tiêu NH4+ ở Hồ Cửa Lan vượt 2,68 lần, Hồ Bảy Mẫu vượt 5,14 lần; Chỉ tiêu CN ở Hồ Cửa Nam vượt 10 lần... Chất nước mặt ở một số mương xả thải trong thành phố là: chỉ tiêu SS ở Bara Rào Đừng, xã Hưng Hòa vượt 1,24 lần, kênh nước thải phường Bến Thủy vượt 3,6 lần; nhu cầu ô xy sinh hóa ở kênh nước thải phường Bến Thủy vượt 10 lần, cuối mương Hồng Bàng vượt 9,6 lần; chỉ tiêu NH4+ ở cuối Kênh Bắc vượt 15,9 lần, ở kênh nước thải phường Bến Thủy vượt 24,6 lần, ở cuối mương Hồng Bàng vượt 34,8 lần, ở cuối mương đường Nguyễn Viết Xuân vượt 33,6 lần... Chất lượng nước mặt Thành phố Vinh các chỉ tiêu đo có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2009, hàm lượng các chất hữu cơ, vi sinh vật, cặn lơ lửng và kim loại vượt quy chuẩn. Tại các điểm đo không khí ở Ngã tư Chợ Vinh, Ngã tư Bến Thủy, Ngã ba Quán Bánh, Nhà máy Xi măng Cầu Đước cho thấy các chỉ tiêu bụi, NO2, SO2 và tiếng ồn đã vượt chỉ tiêu cho phép...
Thành phốđã và đang cố gắng, từng bước khắc phục một sốđiểm gây ô nhiễm nhưđưa Nhà máy Thuộc da ra KCN Nam Cấm, Nhà máy Proximăng Việt Nhật ra Hưng Đông; các cơ sở sản xuất bia trong thành phố thu hẹp dần, tại các khu công nghiệp đang hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường; hiện thành phốđang đầu tư và chuẩn bị khởi công các công trình như hệ thống xử lý nước thải tập trung ở xã Hưng Hòa, bê tông hóa Kênh Bắc, hàng năm đều trích kinh phí kiến thiết, chỉnh trang hệ thống cây xanh...
Vấn đề nước thải, thì Dự án xử lý nước thải Thành phố Vinh (vốn vay ưu đãi của Ngân hàng tái thiết CHLB Đức 9 triệu euro và trên 120 tỷđồng vốn đối ứng của Việt Nam)được khởi công từ 2004, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010, tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa thể hoàn thành vì nguồn vốn không đáp ứng kịp thời. Theo kết quả triển khai thực tế, đến nay 3 gói thầu đều được triển khai đồng bộ và không xảy ra các sai sót về kỹ thuật và cuối năm nay sẽđưa vào vận hành: Nước thải thành phố sẽđược thu gom và đưa lên hệ thống mương tự chảy để qua trung tâm xử lý đặt tại cánh đồng Lò Én, xã Hưng Hòa trước khi nước được phân tách rác thải, xử lý an toàn và đưa trở lại môi trường tự nhiên... Triển vọng hứa hẹn là thế, nhưng có đưa được toàn bộ nước thải về trung tâm xử lý lại không dễ. Ông Bùi Đức Lộc, Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh, cho hay: Hệ thống nước thải và thoát nước của thành phố là chung nhau. Hệ thống này ở các phường nội thành hiện nay là không còn phù hợp, thiết diện cống nhỏ, ống dẫn nước từ hố thu vào mương bị hư hỏng nhiều nên việc dẫn thoát nước gặp nhiều khó khăn. Chưa kể việc người dân đổ rác, sử dụng các dụng cụ bịt hố ga - ngăn mùi hôi của cống làm hệ thống bị tắc. Chuyện mưa to gây ngập úng sẽ thường xảy ra còn do hệ thống hồđiều hòa không đủ (cả thành phố còn lại 3 hồ : hồ Công viên trung tâm, hồ Goong, hồ Cửa Nam)... Từng bước khắc phục tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, thành phốđã đầu tư xây dựng hệ thống hố thu nước mặt đường với công nghệ chống bốc mùi ở các đường Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thân, Trần ThủĐộ, Lương Thế Vinh, Hồng Bàng và sẽ thay đổi đồng loạt trên toàn thành phố
Để cải thiện môi trường trong lành thì việc phát triển hệ thống cây xanh góp phần điều hòa không khí có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Thành phố Vinh, chỉ tiêu phấn đấu đạt độ che phủ là 10m2/người và hiện tại con số này ước đạt 8m2/người (chưa có cuộc điều tra đo đếm cụ thể nào). Ông Phan Xuân Bảo, Giám đốc Công ty Cổ phần cây xanh Thành phố Vinh, cho biết: Cây xanh Thành phố Vinh mới chỉ tạm đạt việc phủ xanh, tạo vẻ mỹ quan đô thị chứ chưa đảm bảo yếu tốđiều hòa, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Lý do, ngân sách thành phố cấp cho công ty như năm 2011 này là 10 tỷ, mới chỉđảm bảo việc chăm sóc cây, thảm màu sΩn có cũng như trồng dặm lại các cây bị gãy đổ do mưa bão. Nếu so sánh nguồn kinh phí này với Thành phố Vũng Tàu (thu ngân sách hàng năm đạt 80.000 tỷ) là 92 tỷ thì khập khiễng nhưng so với Thành phố Huế (tỉnh có điều kiện kinh tế tương đương) là 32 tỷ thì quả là ít.
Quan trọng hơn, hiện thành phố vẫn chưa có quy hoạch mới về tổng thể cây xanh một cách nghiêm túc, khoa học với sự tham gia, cộng đồng trách nhiệm của Nhà nước và chủđầu tư, doanh nghiệp... Trước đây Thành phố Vinh được lợi từ các Dự án 327, Dự án 661, nhưng bây giờđiều cần thiết phải là dành một quỹđất đáng kểđể phát triển hành lang cây xanh, tích cực vận động bà con trồng cây góp phần tôđiểm cho đô thị văn minh và hiện đại.
Đối mặt với vấn đề rác sinh hoạt trong thành phố, ông Đặng Văn Bính - Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nghệ An khẳng định: Với 100% lực lượng công nhân, phương tiện làm việc 24/24h, đảm bảo Thành phố Vinh luôn sạch rác... Nhưng thành phố vẫn sẽ bừa bộn rác nếu ý thức người dân không được nâng lên. Thành phố sạch hay không phụ thuộc phần lớn vào mỗi công dân thành phố. Để cuộc vận động nhân dânkhông vứt rác, xả rác ra đường phố và nơi công cộng đạt kết quả, trước hết cần tuyên truyền vận động đến từng tổ dân phố, từng hộ gia đình, mỗi trường học, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện nếp sống văn minh, đô thị, không đổ rác ra đường, tổ chức ký cam kết thực hiện các nội dung quy định về văn hoá, văn minh đô thị. Nếu tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm phải bị xử lý nghiêm đồng thời không công nhận các danh hiệu thi đua như kinh nghiệm tốt của huyện Côn Đảo đã thực hiện mang lại kết quả. (tại Côn Đảo, đường phốđều sạch sẽ, phong quang; người dân có ý thức không vứt rác ra hè phố mà bỏ vào thùng rácđược phân hai loại: rác vô cơ và hữu cơ. UBND các phường trên địa bàn đã tuyên truyền tới từng hộ dân, tổ chức ký cam kết đảm bảo vệ sinh, không vứt rác ra đường phố. Đây cũng là chỉ tiêu để chính quyền cơ sở xét, bình chọn cho các hộ dân được công nhận là Gia đình văn hoá mới).