Bài 5. Những tiêu chí... khó!
(Baonghean.vn) Có thể nói, những năm qua, kinh tế trang trại đã khai thác được tiềm năng đất đai hoang hoá, góp phần làm giàu, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Thông tư 27/2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT về tiêu chí kinh tế trang trại vừa đưa ra khó áp dụng tại nhiều địa bàn Nghệ An.
(Baonghean.vn) Có thể nói, những năm qua, kinh tế trang trại đã khai thác được tiềm năng đất đai hoang hoá, góp phần làm giàu, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Thông tư 27/2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT về tiêu chí kinh tế trang trại vừa đưa ra khó áp dụng tại nhiều địa bàn Nghệ An.
Góc nhìn từ Tân Kỳ
Tiêu chí xác định trang trại mới của Thông tư 27, đối với các cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải đạt tối thiểu diện tích từ 2,1-3,1 ha đất. Giá trị sản lượng hàng hoá phải đạt 700 triệu đồng/năm. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hoá trên 1 tỷđồng/năm. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hoá bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Thông tư 27 còn quy định trang trại có diện tích đất sử dụng giảm xuống dưới mức quy định hoặc trong 3 năm liền không đạt tiêu chuẩn quy định về giá trị sản phẩm hàng hoá nông lâm thuỷ sản thì quyết định thu hồi giấy chứng nhận trang trại.
Chăn nuôi lợn rừng được nhiều chủ trang trại đầu tư lớn.
Ông Phạm Văn Hoá-Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, cho biết: "Tân Kỳ có 305 trang trại lớn, nhỏ, nếu áp dụng theo tiêu chí trang trại mới của Thông tư 27 thì Tân Kỳ rất khó áp dụng trên diện rộng." Được biết, phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳđã tham mưu cho UBND huyện, gửi Thông tư 27 về cho 22 xã, thị trấn toàn huyện, để các địa phương rà soát, đánh giá sau đó gửi danh sách đăng ký trang trại theo tiêu chí mới lên UBND huyện để thẩm định. Nhưng, đến thời điểm này vẫn chưa xã nào báo cáo danh sách trang trại theo tiêu chí mới lên huyện. Lâu nay giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại ở Tân Kỳđạt thấp nhất là hơn 40 triệu đồng/năm là đã được công nhận trang trại. Nếu xét theo tiêu chí mới như hiện nay thì cả huyện Tân Kỳ may ra cũng được khoảng trên 10 trang trại đạt chỉ tiêu, chiếm khoảng từ 3-5% trang trại đạt tiêu chí mới.
Ông Nguyễn Bình ở xã Tân Long (Tân Kỳ) cho hay: "Trang trại của tôi có 3 ha, chủ yếu trồng sắn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Tiêu chí của Bộ Nông nghiệp đưa ra là quá cao, rất khó để thực hiện được, với mức thu nhập này thì sẽ không được công nhận trang trại". Được biết, cả xã Nghĩa Hoàn có 30 trang trại, chủ yếu là trang trại tổng hợp, hệ thống trang trại đã đóng góp trên 20% tổng thu nhập nông nghiệp toàn xã. Nhưngnếu xét theo tiêu chí trang trại mới như hiện nay, Nghĩa Hoàn chỉ có 1-2 trang trại đạt tiêu chí.
Khó ở Hưng Nguyên
Gần 10 năm nay, trang trại của huyện Hưng Nguyên đang có dấu hiệu chững lại. Nếu như trong 5 năm đầu, bình quân mỗi năm toàn huyện có từ 70-100 trang trại ra đời, thì vài năm trở lại đây, hầu như không có trang trại mới nào. Vậy, lí do vì sao người nông dân không mạnh dạn đầu tưđể phát triển kinh tế trang trại. Bà Đặng Thị Thu, chủ trang trại ở xã Hưng Mỹ cho biết : Để làm được trang trại trong thời điểm này phải có tiền tỷ. Làm ăn suôn sẻ cũng phải mất tới 5 năm mới hoàn lại vốn. Như vậy, muốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững, Nhà nước cần có chính sách cho thuê đất lâu dài. Có như vậy, các chủ trang trại mới yên tâm đầu tư sản xuất.
Trang trại trồng cao su tiểu điền ở Quỳnh Lưu.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy, để làm một thủ tục cấp sổđỏ cho đất trang trại không hềđơn giản chút nào. Chẳng hạn như trường hợp của ông Hoàng Nam Cung ở xóm Khoa Đà 2 xã Hưng Tây. Theo hợp đồng thuê đất làm trang trại của gia đình ông có thời hạn là 20 năm. Lẽ ra, với thời hạn lâu như vậy, gia đình ông được cấp sổđỏđất trang trại là chính đáng. Thế nhưng, từ khi làm thủ tục đến giờđã gần 10 năm mà gia đình ông vẫn gặp không ít vướng mắc.
Ở Hưng Nguyên không ít trường hợp tương tự như gia đình ông Cung. Toàn huyện có 626 trang trại đã xây dựng mới, chỉ có 16 trang trại được cấp giấy CNQSD đất. Trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Hồng Lĩnh- Giám đốc Văn phòng đăng ký cấp đất huyện Hưng Nguyên, chúng tôi được biết: Theo quy định của Nhà nước, cấp xã chỉđược phép cho thuê đất với thời hạn tối đa là 5 năm. Nhưng có không ít xã đã ký quyết định cho thuê đất tới 10 năm, thậm chí là 20 năm. Chính vì vậy, khi đối chiếu theo bộ thủ tục hành chính của Nhà nước thì hầu hết các trang trại ở Hưng Nguyên không đủđiều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại.
Như vậy, cho đến thời điểm này, đa số các trang trại ở Hưng Nguyên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến kinh tế trang trại Hưng Nguyên đang chững lại.
Cùng với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vốn để phát triển trang trại cũng là bài toán khó. Nghịđịnh 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2010 đã quy định: Các HTX, các chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, tối đa đến 500 triệu đồng. Nếu chưa có giấy CNQSD đất, thì chủ trang trại được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND xã cấp để vay tại một tổ chức tín dụng. Thế nhưng, trong thực tế Nghịđịnh 41 vẫn chưa đến được với người nông dân.
Giải thích về việc tại sao đến nay các chủ trang trại vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi này, bà Nguyễn Thị Loan, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN Hưng Nguyên, cho rằng: Ngân hàng cho vay vừa phải đểđảm bảo có nguồn trả nợ, để bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng. Vì hầu hết trang trại ở Hưng Nguyên không đápứng được 5 tiêu chí mà ngân hàng chúng tôi quy định.
Trang trại càng lớn, nguồn vốn càng cần nhiều. Thế nhưng, trong tổng số 5 tỷđồng vốn vay mỗi năm đầu tư vào trang trại ở Hưng Nguyên hiện nay lại chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, chỉ thích hợp với các trang trại quy mô nhỏ. Nhiều hộ nông dân băn khoăn, tại sao đến nay họ vẫn chưa được hưởng những ưu đãi theo NĐ 41 và QĐ67/1999.
Ông Phan Văn Trường Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên khẳng định: Hiện nay chúng tôi đang xây dựng đề án kinh tế trang trại để trình HĐND huyện. Đồng thời sẽ ban hành các chính sách phù hợp, gặp mặt khuyến khích các chủ trang trại, cấp giấy chứng nhận trang trại, hỗ trợ sản xuất thông qua nguồn vốn và chịu trách nhiệm liên kết thành lập hiệp hội sản xuất về kinh tế trang trại.
Những năm qua kinh tế trang trại ở Nghệ An phát triển khá mạnh, trở thành điểm tựa cho kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi có thu nhập ổn định. Các trang trại cũng được Nhà nước đầu tư phát triển mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc có nhiều trang trại không được công nhận sẽ chịu thiệt thòi như không được hưởng chính sách ưu đãi dành cho kinh tế trang trại như trước đây nữa. Đặc biệt là theo Nghịđịnh 41/2010/NĐ/CP ngày 12/4/2010 mức vay dành cho chủ trang trại tối đa là 500 triệu đồng, nhưng nếu "trượt" tiêu chí mới, nhiều trang trại chỉđược vay theo mức cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tối đa là 50 triệu đồng.
Nghị quyết số 06-NQ/TƯ, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã xác định: "Trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả ..." Như vậy kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ.
Nguyện vọng của hầu hết các chủ trang trại là: được Nhà nước công nhận trang trại, được địa phương cấp giấy quyền sử dụng đất, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn, vừa được sự hỗ trợ của Nhà nước, vừa tạo thêm nguồn động lực để các chủ trang trại yên tâm sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh với thị trường.
Hoàng Chỉnh - Văn Trường - Hồng Sơn; Ảnh: Công Sáng