‘Bài kiểm tra năng lực’ đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Suga

(Baonghean.vn) - Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức với hai điểm đến đầy bất ngờ là Việt Nam và Indonesia. Chuyến công du này thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, bởi rất nhiều người muốn chứng kiến nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ thể hiện tầm nhìn ngoại giao của mình như thế nào, nhất là tại khu vực được đánh giá là một trong những “đấu trường địa chính trị” quan trọng nhất thế giới.

Tiếp bước người tiền nhiệm

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 1 tháng, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã tiến hành rất nhiều cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo thế giới, gặp mặt trực tiếp nhiều quan chức cấp cao của chính phủ nước ngoài nhằm gạt bỏ những nghi ngại về việc liệu ông có thể tiếp nối di sản của người tiền nhiệm Abe Shinzo, bởi ông bị đánh giá là có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực đối ngoại. Nhưng xét về mặt ý nghĩa, các hoạt động này không thể so sánh với chuyến công du nước ngoài đầu tiên - sự kiện luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của bất kỳ vị nguyên thủ quốc gia nào.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters.

Khi Thủ tướng Yoshihide Suga lên kế hoạch cho chuyến đi này, dư luận đã đưa ra khá nhiều đồn đoán về sự lựa chọn của ông: Đó có thể là Mỹ - điểm đến ưu tiên của mọi tân Thủ tướng Nhật Bản kể từ năm 1945, đó có thể là Trung Quốc - đối tác kinh tế lớn nhất của Nhật Bản, hoặc có thể Hàn Quốc - quốc gia cùng là đồng minh với Mỹ và chia sẻ nhiều tầm nhìn an ninh khu vực với Nhật Bản. Nhưng tất cả các điểm đến tiềm năng này cuối cùng đều không được lựa chọn với những lý do cả khách quan và chủ quan: Nước Mỹ không phù hợp về mặt thời điểm khi đang bùng phát dịch Covid-19 và chuẩn bị bước vào kỳ bầu cử quan trọng; Trung Quốc cũng không phải lựa chọn thích hợp về mặt chính trị xét trong bối cảnh quan hệ song phương đang có nhiều khúc mắc như hiện nay, khi mà kế hoạch thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị hoãn; Còn điểm đến Hàn Quốc lúc này cũng không được đánh giá cao, thậm chí còn bị xem là “sự tự sát chính trị” sau khi Thủ tướng Suga mới đây đã có tuyên bố khá cứng rắn với Hàn Quốc về vấn đề bồi thường cho lao động thời chiến.

Dù vậy, việc lựa chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Yoshihide Suga không đơn giản là một sự thay thế, mà đằng sau là thông điệp rõ ràng về trọng tâm chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Nhật Bản. Cần nhắc lại rằng, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo năm 2013 cũng đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ngay sau khi nhậm chức. Đó cũng là thời điểm tình hình khu vực có rất nhiều biến động, và châu Á - Thái Bình Dương nổi lên thành khu vực có ý nghĩa chiến lược trong chính sách của nhiều quốc gia, trong đó có chính sách xoay trục của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Với Nhật Bản, cựu Thủ tướng Abe Shinzo cũng đã đưa ra Tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do, tập trung vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, thực thi pháp luật nhằm đảo bảo an ninh hàng hải, hướng tới một khu vực ổn định và thịnh vượng.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến công du đầu tiên. Ảnh: NHK
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến công du đầu tiên. Ảnh: NHK

Tầm nhìn này tiếp tục được kế thừa và thúc đẩy dưới thời của Thủ tướng Suga, vì thế việc lựa chọn Việt Nam và Indonesia làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên cũng chính là một sự khẳng định của ông Suga về việc tiếp nối chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm. Trước thềm chuyến thăm, ông Suga cũng tuyên bố trong cuộc họp của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền rằng, ASEAN nằm ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, có vị trí quan trọng trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do. Trong ASEAN, Việt Nam là quốc gia đang giữ vị trí Chủ tịch luân phiên năm 2020, còn Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trong khối với hơn 260 triệu dân và hiện là thành viên duy nhất của khối lọt vào nhóm 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20). Bên cạnh đó, Việt Nam và Indonesia được cho là chia sẻ nhiều mối quan tâm với Nhật Bản về vấn đề an ninh khu vực.

Nỗ lực “thoát Trung”

Dù phía Nhật Bản chưa từng nhắc đến yếu tố Trung Quốc trong chuyến công du của tân Thủ tướng Yoshihide Suga, song giới phân tích đều cho rằng việc chọn hai quốc gia có vai trò nổi bật trong ASEAN là một thông điệp ngầm, thể hiện quyết tâm của Nhật Bản trong việc đối diện với đất nước Trung Quốc đang trỗi dậy ở khu vực. Trong chuyến công du, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Một trong những nội dung trọng tâm được đề cập trong các cuộc thảo luận là thúc đẩy hợp tác kinh tế. Cụ thể, tại chặng dừng chân Việt Nam, ông Suga tập trung vào những thỏa thuận thúc đẩy thương mại tự do, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác an ninh. Còn tại chặng dừng chân Indonesia, ông Suga sẽ nối lại các thỏa thuận về trao đổi lao động giữa hai nước - vốn bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, xúc tiến các cuộc đối thoại “2+2” về các vấn đề quốc phòng và ngoại giao.

Hợp tác kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm trong chuyến công du đầu tiên của ông Suga. Ảnh: Discourse
Hợp tác kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm trong chuyến công du đầu tiên của ông Suga. Ảnh: Discourse

Việc tập trung vào hợp tác kinh tế với Việt Nam và Indonesia vừa là cách để ông Suga thúc đẩy một trong những trụ cột quan trọng nhất trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do, vừa là cách để hiện thực hóa chiến lược mới của Nhật Bản kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đó là chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế Nhật Bản với Trung Quốc, xây dựng hệ thống nguồn cung ứng vật liệu y tế và linh kiện điện tử ổn định ngay cả trong trường hợp khẩn cấp. Mặc dù chiến lược này được đưa ra từ thời cựu Thủ tướng Abe Shinzo, nhưng ông Yoshihide Suga khi đó cũng đã nhiều lần nhấn mạnh tới yêu cầu phải khắc phục nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng của một quốc gia cụ thể.

Trong chiến lược “thoát Trung” này, Nhật Bản đã công bố hai chương trình trợ cấp: chương trình thứ nhất trợ cấp khoảng 2 tỷ USD cho những doanh nghiệp Nhật Bản chuyển các hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về nước; chương trình thứ hai trợ cấp hơn 200 triệu USD cho các doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước thành viên ASEAN (sau này, Nhật Bản bổ sung thêm hai địa điểm trong danh sách này là Ấn Độ và Bangladesh). Các doanh nghiệp lớn tham gia chương trình sẽ nhận được khoản hỗ trợ bằng một nửa chi phí đầu tư khi chuyển sản xuất sang các nước ASEAN, trong khi khoản hỗ trợ cho các doanh ngiệp nhỏ hơn lên tới 2/3 tổng chi phí đầu tư. Kế hoạch này một lần nữa được ông Yoshihide nhắc lại khi tới Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du lần này, coi đây là cơ hội để Việt Nam và Indonesia đón nhận nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang thực hiện tái cơ cấu lại mạng lưới sản xuất. 

Ông Suga tiếp tục theo đuổi Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do từ thời cựu Thủ tướng Abe. Ảnh: Foreign Policy
Ông Suga tiếp tục theo đuổi Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do từ thời cựu Thủ tướng Abe. Ảnh: Foreign Policy

Theo giới phân tích, chuyến đi 4 ngày tới Việt Nam và Indonesia là cơ hội đầu tiên để ông Yoshihide Suga thể hiện phong cách ngoại giao sau khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản, là sự khởi đầu để hình thành triết lý ngoại giao ở quy mô tổng quát hơn sau khi nối lại các hoạt động ngoại giao với những khu vực khác thời “hậu Covid-19”. Ông Suga cho rằng, ông sẽ định hình phong cách ngoại giao của riêng mình, nhưng dù phong cách đó có như thế nào, thì mục tiêu lớn nhất vẫn là kế thừa tầm nhìn lớn từ thời ông Abe, đó là đưa Nhật Bản trở thành “lá cờ đầu” trong xây dựng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.